5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng

15:15 | 24/09/2023

DNTH: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) chủ yếu do vi rút nhóm adeno gây nên. Hiện không có thuốc đặc trị cho vi rút này, chỉ có điều trị bổ trợ và thực hiện các biện pháp vệ sinh để ngăn lây lan

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc do vi rút, vi khuẩn, dị ứng hoặc các hóa chất gây kích ứng mắt; trong đó vi rút thường gây bùng phát thành dịch đau mắt đỏ, dễ lây từ người này sang người khác.

Trong nhóm vi rút, Enterovirus và Adenovirus được xác định là “thủ phạm” chính làm bùng phát dịch đau mắt đỏ. Năm 2023, số ca bệnh do Enterovirus chiếm đa số, khoảng 86%; trong khi Adenovirus thường gây dịch thì chỉ gây ra 14% ca bệnh đau mắt đỏ trong đợt này.

1
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc

5 loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ hiệu quả, nhanh tác dụng

Mỗi khi dịch đau mắt đỏ bùng phát, nhu cầu mua các loại thuốc nhỏ mắt trị bệnh tăng vọt. Câu hỏi đặt ra là nên sử dụng loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ nào vừa an toàn, hiệu quả và mau khỏi bệnh?

Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh đau mắt đỏ nên khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt để xác định nguyên nhân, mức độ bệnh, từ đó đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp. Sau đây là 5 loại thuốc nhỏ mắt đỏ được nhiều chuyên gia tin dùng.

Ofloxacin

Ofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc dạng kê đơn, đặc trị đau mắt đỏ do vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả điều trị nhiễm trùng mắt do vi rút.

Với bệnh nhân đau mắt đỏ, có thể nhỏ thuốc Ofloxacin 4 lần/ngày với liều lượng 2 giọt mỗi bên mắt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để đưa ra liều lượng và cách sử dụng phù hợp nhất với bạn.

Trong quá trình điều trị đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt Ofloxacin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như cảm thấy mắt bị châm chích nhẹ hay giác mạc bị kích ứng. Một số trường hợp có thể bị rối loạn thị giác ảnh hưởng đến tầm nhìn, ngứa hoặc nổi ban trên mắt. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, uể oải…

Levofloxacin

Thuốc nhỏ mắt đỏ Levofloxacin cũng là kháng sinh nhóm fluoroquinolone. Levofloxacin được bào chế ở nhiều dạng khác nhau. Trong điều trị bệnh đau mắt đỏ, thường dùng Levofloxacin dạng nước nồng độ 0,5%.

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh kê đơn thuộc nhóm fluoroquinolone. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, thuốc tiêm, thuốc mỡ, thuốc nhỏ, trong đó dạng thuốc nhỏ được dùng để điều trị các đau mắt đỏ.

Thuốc Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, có thể điều trị khỏi bệnh về mắt do nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ. Thuốc có tác dụng tiêu diệt cả những vi khuẩn gây bệnh đã đề kháng lại các thuốc kháng sinh như penicillin, aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin.

Khi nhỏ thuốc vào mắt, thuốc Ciprofloxacin sẽ ức chế enzyme DNA gyrase và topoisomerase IV khiến vi khuẩn mất khả năng sinh sản, giúp kiềm hãm tốc độ tiến triển và điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc với tần suất 2 giờ/lần. Thuốc mạnh, tác dụng nhanh. Sau 2 – 3 ngày nhỏ thuốc, các triệu chứng đau mắt đỏ sẽ giảm dần.

2
Khi bị đau mắt đỏ bạn nên đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh để xác định được nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị

Neomycin

Neomycin là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm aminoglycosid có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương. Thuốc có 2 dạng là dung dịch nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Tần suất sử dụng thuốc được khuyến cáo từ 3 – 4 lần/ngày. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh đau mắt đỏ có thể bị ngứa rát, kích ứng kéo dài khoảng 1 tuần.

Tobramycin

Tobramycin là một loại kháng sinh mạnh, thuộc nhóm aminoglycosid. Với bệnh đau mắt đỏ, thuốc Tobramycin 0,3% được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp bệnh do vi khuẩn gram âm.

Thuốc Tobramycin là thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc được bào chế với 2 dạng, dạng dung dịch và dạng mỡ tra mắt. Người bệnh có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp cả 2 loại thuốc, dùng thuốc dạng nước vào ban ngày và thuốc mỡ vào buổi tối. Về liều lượng, người bệnh đau mắt đỏ được chỉ định sử dụng Tobramycin mỗi 4 giờ/lần trong 5 – 7 ngày. Mỗi lần nhỏ 1 giọt/mắt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ

Thực chất, ngay cả khi không điều trị, hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ, đặc biệt do virus, sẽ khỏi trong vòng 7 ngày. Việc lạm dụng các thuốc nhỏ mắt điều trị đau mắt đỏ có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn liên quan quan đến bệnh về mắt, thậm chí suy giảm thị lực. Vì vậy, bạn nên đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh để xác định được nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị chính xác, an toàn, hiệu quả.

Có thể sử dụng thuốc nhỏ đau mắt đỏ cho trẻ em. Khi bé bị đau mắt đỏ, một số loại thuốc phụ huynh có thể dùng để nhỏ mắt cho bé như: Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin… Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa bé đến khám tại bệnh viện để làm rõ nguyên nhân, kê đơn thuốc và được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá

DNTH: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ những người chưa bao giờ hút thuốc được chẩn đoán mắc ung thư phổi đang gia tăng.

"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết

DNTH: Kỳ nghỉ Tết kéo dài kèm theo đó là sự xáo trộn trong sinh hoạt cũng như ăn uống, nghỉ ngơi dễ khiến nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải và rất khó tập trung khi trở lại công việc. Vậy làm thế nào để có một...

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

XEM THÊM TIN