6 lời khuyên cho các lãnh đạo doanh nghiệp BĐS nhằm vượt qua dịch Covid-19

09:53 | 18/03/2020

DNTH: Trong giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay, cũng chính là cơ hội để các Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thực hiện chiến lược "tái cấu trúc doanh nghiệp" theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Theo Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), dịch CoViD 19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Trước hết là các thị trường chứng khoán, hàng không, du lịch bị chao đảo, sụt giảm mạnh, tương tự như thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1997 và 2008. Đi đôi với tổng cầu giảm, giá dầu giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đảo lộn, làm cho nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta, trong đó có thị trường bất động sản.

Ở nước ta, thị trường chứng khoán cũng bị chao đảo và giảm sàn về dưới mốc 900 điểm trong mấy tuần lễ gần đây. Nhiều cổ phiếu bất động sản bị giảm sàn, nằm sàn. Nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị khó khăn, đình đốn, sụt giảm mạnh doanh thu, nguy cơ thua lỗ, thậm chí phá sản. 

Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt; Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng các mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại…

6 lời khuyên cho các lãnh đạo doanh nghiệp BĐS nhằm vượt qua dịch Covid-19

HoREA cũng chỉ ra 6 thách thức cực kỳ to lớn từ đại dịch CoViD 19 đối với thị trường BĐS:

(1) Làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng là khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

(2) Làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể doanh nghiệp bị mất thanh khoản.

(3) Làm tăng chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay và nguy cơ bị chuyển thành nợ xấu.

(4) Làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động.

(5) Làm tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động.

(6) Làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị rơi vào thua lỗ, phá sản.

"Thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 02 năm qua, nay lại rơi vào tình thế "khó chồng khó", nên các Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này", HoREA nhận định.

Nhưng người dân và doanh nghiệp có niềm tin là đại dịch CoViD 19 sẽ được kiểm soát, khống chế hiệu quả (tương tự như dịch SARS năm 2002 - 2003) và nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại ngay sau khi chấm dứt đại dịch. 

Trước những khó khăn này, Hiệp hội khuyến nghị Ban Lãnh đạo các Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản một số giải pháp, nhằm vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức hiện nay, như sau:  

Triệt để tuân thủ các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ dẫn của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch CoViD 19 trong mọi hoạt động của doanh nghiệp; Tăng cường các biện pháp phòng dịch (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sử dụng dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt…); nhằm đảm bảo cao nhất an toàn cho cán bộ, nhân viên và khách hàng, bảo vệ bản thân, gia đình và có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội, nhất trong trường hợp phải thực hiện cách ly.

Trong giai đoạn dịch CoViD 19 đang diễn biến khó lường hiện nay, các doanh nghiệp không tổ chức các sự kiện đông người (như tiếp thị, mở bán sản phẩm, động thổ, khởi công, khánh thành rầm rộ…), hạn chế các cuộc họp không cần thiết, sử dụng phương thức hội nghị trực tuyến (online) để phòng tránh nguy cơ lây lan virus SarsCoV2.

Điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, nhất là lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin…

Thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê mặt bằng, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian…

Trong giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay, cũng chính là cơ hội để các Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thực hiện chiến lược "tái cấu trúc doanh nghiệp" theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng. 

Đối với các Tập đoàn lớn có thể lựa chọn phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành để có thể ứng phó hiệu quả với các biến động của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản.

Hiệp hội cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế GTGT của tháng 03-06/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch CoViD 19.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 03-06/2020 đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (gồm đất ở, đất nông nghiệp…); xử lý phần đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án nhà ở thương mại… để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi.

Theo Trí thức trẻ 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhu cầu tuyển dụng cuối năm tăng, doanh nghiệp đến trường đại học tìm lao động

DNTH: Trước nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào những tháng cuối năm tăng cao cùng với nhu cầu tìm kiếm việc làm cũng tăng, ngày 3/11, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày hội “Thực tập và việc làm TP...

Cảnh giác với các chiêu trò quảng cáo ‘chân mày phong thuỷ’

DNTH: Một điểm chung của các cơ sở “chân mày phong thuỷ” là sử dụng hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo trên các trang mạng xã hội với nội dung điêu khắc chân mày, thay tướng đổi vận có chi phí thấp. Thế nhưng, khi đến...

Quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới từ 1/1/2025, ai cũng nên biết

DNTH: Nhiều người thắc mắc, niên hạn sử dụng của xe cơ giới được quy định thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?

Điều kiện để người lao động được nhận trợ cấp thôi việc, ai cũng nên biết

DNTH: Nhiều người thắc mắc về những trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc và mức hưởng là bao nhiêu?

Theo quy định mới, sổ đỏ được đứng tên tối đa bao nhiêu người?

DNTH: Theo quy định hiện nay, trong một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt sổ đỏ) được đứng tên tối đa bao nhiêu người?

Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

DNTH: Bộ Công an đã đề xuất thời hạn đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm.

XEM THÊM TIN