7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp

20:09 | 14/09/2019

DNTH: Với vẻ bề ngoài nhanh nhẹn, vui vẻ, liên tục bận rộn với các cuộc hẹn, ít ai nghĩ rằng TS Lê Doãn Hợp đã gần 70 tuổi. Đây là chia sẻ của ông về bí quyết sống cân bằng, năng động.

 

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - ảnh 1

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 1.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 2.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 3.

Phóng viên: Thưa tiến sĩ Lê Doãn Hợp, tôi tìm gặp ông thật khó, vì ông thường xuyên bận rộn với lịch trình công việc hết vào Nam rồi lại ra Bắc, bí quyết nào giúp ông luôn vui vẻ, năng động, ngay kể cả khi đã về hưu?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Tôi có 5 nguyên tắc sống, lúc nào cũng nghiêm túc thực hiện từ cách đây 30 năm, cho đến bây giờ vẫn cảm thấy càng ngày càng đúng, càng ngẫm càng thấy hay.

Nguyên tắc thứ nhất, chưa vui thì phải biết vui mà sống, biết sống bao giờ sống cũng vui. Sống vui là sống có ích, mà sống có ích thì bao giờ cũng vui.

Nói ra thì dài dòng, nhưng cuối cùng thì chỉ cần chúng ta nhớ một điều, con người sinh ra thì làm gì cũng phải nghĩ đến việc mình làm có ích hay không. Làm điều có ích thì vui, mà vui thì sẽ khỏe.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 4.

Nguyên tắc thứ haiPhấn đấu thì nhìn lên, Hưởng thụ thì nhìn xuống. Hãy nhìn gương những người đã phấn đấu tốt, rồi mình nhìn lên để học, phấn đấu như họ. Nhưng khi nào mình khổ nhất, mình nhìn xuống thì vẫn có người khổ hơn mình. Tự nhiên mình cảm thấy thanh thản và hài lòng với những gì mình có.

Không vì cái ăn cái mặc mà làm nhỏ mình đi. Vật chất rất quan trọng, nhưng phải là vật chất cao thượng, chứ không phải vật chất thấp hèn.

Nguyên tắc thứ ba, luôn luôn biến Đại sự thành Tiểu sự. Tiểu sự thành Vô sự, từ trong nhà ra ngoài đời. Việc xảy ra đến đâu thì giải quyết đến đó. Không để cho việc nhỏ tích tụ lại, lâu dần trở thành phức tạp. Phải tìm cách "xé nhỏ" những việc phức tạp để giải quyết dần cho đến khi êm thấm.

Nguyên tắc thứ tư, chăm lo đến môi trường hai tốt, là Gia đình tốt, Cơ quan tốt. Coi đó giống như là chiếc bình thông nhau để đảm bảo cân bằng cuộc sống.

Nguyên tắc thứ năm, khiêm tốn là con đường tốt nhất để tự tôn vinh mình. Người giỏi mà khiêm tốn, thì đó là một người giỏi trọn vẹn. Còn người dốt, thì đương nhiên là phải khiêm tốn. Có thể nói, khiêm tốn là đức tính cần thiết nhất của con người.

Khi về hưu, nguyên tắc sống của tôi cũng có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Ngắn gọn hơn, đó chính là vui vẻ, khỏe mạnh, an toàn.

Phóng viên: Phương châm sống này là do ông tự rèn luyện, hay bị ảnh hưởng từ ai?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Khi tôi đang còn làm Phó bí thư thành ủy Vinh (Nghệ An) khoảng năm 1989, mới chỉ 38 tuổi, cha tôi mời tôi vào phòng dặn mấy câu mà tôi nhớ sâu sắc đến tận bây giờ.

Cha tôi bảo, Con ạ, nếu được Đảng giao một trọng trách nào đó, thì đó chính là "cơ hội vàng" của con, của cả gia đình ta, của dòng họ ta và của quê hương ta. Con hãy nỗ lực "gồng mình, gắng sức" để làm cho danh thơm lan tỏa rộng hơn.

Ở đời, không phải chỉ ăn với bồi dưỡng, mà giữ gìn sự trong sáng, được mọi người tin yêu, là liều thuốc sống tốt nhất của đời người.

Đó là những lời dặn sâu sắc, trách nhiệm của cha tôi, nó sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 5.

Tất cả những gì chúng ta muốn có thì chúng ta phải lo. Bởi vì ở trên đời này, không có gì không lo mà lại có. Lo ít có ít, lo nhiều có nhiều, không lo sẽ không có. Nếu cái gì không lo mà có, thì chỉ là thứ tạm thời, không bền vững. Đó là cách sống thường nhật và xuyên suốt của tôi.

Về hưu hay nhất là được làm những việc mình thích. Được nói đúng tiếng nói của trái tim mình. Đi đâu không phải xin phép nữa, mình có thể tự lựa chọn. Đây cũng là điều giúp mình thoải mái và sống sảng khoái, từ đó có thể làm được nhiều việc hơn, có ích cho mình, có lợi cho đồng đội, đồng nghiệp, đồng bào.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 6.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 7.

Phóng viên: Gia đình hòa thuận là yếu tố tác động lớn đến sức khỏe, ông có bí quyết gì để có gắn kết tình cảm trong gia đình?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Tôi nghĩ rằng gia đình chính là một đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị văn hóa cơ sở, là đơn vị an ninh cơ sở. Tất cả những gì tốt đẹp của loài người (không chỉ ở phương diện quốc gia) đều luôn luôn bắt đầu từ gia đình. Ngược lại, mọi sự bất ổn của xã hội đều luôn luôn xuất phát từ gia đình, do đó, việc chúng ta cần làm nhất là lo cho gia đình.

Gia đình chính là nền tảng văn hóa của quốc gia, gia đình tốt thì con người tốt và quốc gia tốt, đó là lý do chúng ta cần chăm lo gia đình.

Trong gia đình, hạt nhân của hạnh phúc chính là mối quan hệ giữa vợ và chồng, nếu làm tốt việc này thì không có gì có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình. Khi cha mẹ hạnh phúc thì con cái hạnh phúc, hai bên nội ngoài đều vui lây. Anh em bà con đều gắn kết tốt.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - ảnh 10

Để xây dựng hạnh phúc gia đình, hạt nhân quan trọng nhất là quan hệ vợ chồng. Vì thế tôi khuyên các bạn trẻ là, nếu lấy nhau rồi, thì cần biết tôn vinh nhau, biết đặc điểm của nhau để điều chỉnh nhau, biết tính cách của nhau để cải thiện quan hệ với nhau.

Khi kết hôn, nên lấy điểm mạnh của người kia để bù cho điểm yếu của mình. Khi xác định được điều đó thì mình sẽ cư xử khác. Ví dụ, chồng nóng tính thì nên chọn cô vợ nền nã, chồng luộm thuộm thì nên tìm vợ gọn gàng, chồng mà hơi thấp một chút thì nên tìm vợ cao hơn một chút, thì trong quan hệ vợ chồng, cùng cực thì đẩy, khác cực thì sẽ hút nhau, vì nhau tốt hơn.

Ngoài ra, trong đời sống vợ chồng, cần phải chăm lo rèn dũa và nâng cao văn hóa. Càng sống với nhau thì lại càng quý mến nhau hơn. Tôi từng nói, một cô gái đẹp chỉ cho ta vui mắt, một cô gái ngoan, sẽ cho ta vui lòng, một cô gái thông minh mới cho ta niềm tin cậy. Khi mình sống trong sự tin cậy, văn hóa sẽ lan tỏa.

Văn hóa là tinh hoa của đạo đức. Người có văn hóa thường dễ có đạo đức. Còn người có đạo đức, dứt khoát sẽ tỏa ra văn hóa. Mình phải sống tốt với nhau, quý nhau sẽ thấy không thể sống thiếu nhau được.

Khi người đàn ông đi đây đi đó, họ sẽ có sự so sánh. Bao giờ cũng chọn nơi tốt nhất của mình. Khi người vợ đối xử tốt với chồng tốt, thì không có người chồng nào dại dột bỏ đi. Hạnh phúc là sự nâng đỡ lẫn nhau, cải tạo lẫn nhau và điều chỉnh lẫn nhau để tạo ra nhiều sự đồng thuận nhất.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 9.

Phóng viên: Người ta nói rằng, giai đoạn sau nghỉ hưu được xem là thời gian sống "rực rỡ" lần thứ hai trong đời người nếu được chuẩn bị kỹ, ông nhận thấy điều này có đúng không?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Tôi nghĩ rằng, đời người sợ nhất là 3 cái.

Một là thiếu tự tin vào chính mình.

Hai là sợ thất bại mà không giám hành động.

Ba là thất bại rồi, mà không mổ xẻ, tìm kiếm bài học kinh nghiệm để làm lại.

Cho nên dù là trẻ hay già, chúng ta đều nên lấy thước đo là hành động, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của gia đình và vì những dấu ấn của bản thân.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 10.

Đời người thường đi qua 4 giai đoạn.

Trước 20 tuổi là học hỏi

Từ 20 – 30 tuổi là trải nghiệm

Từ 30 tuổi đến 65 tuổi là thực nghiệm

Sau 65 tuổi là chiêm nghiệm. Cho nên, ai học hỏi tốt, trải nghiệm quyết liệt, thực nghiệm thành công thì chiêm nghiệm rất hay.

Khi mình chiêm nghiệm lại, không những mình có thể tổng kết lại cuộc đời mình, mà mình sẽ tiếp tục làm những gì mà trước đó mình chưa làm được, từ đó để làm bổ sung, hoàn thiện chính mình. Từ đó, mình sẽ trở thành người có ích cho mọi người.

Phóng viên: Nhiều người nói rằng khi họ đối diện với tuổi về hưu thường hụt hẫng và buồn, ông đã chuẩn bị tâm lý để trải qua thời khắc đó thế nào?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Trong cuộc đời có chức danh, thì nên tạo cho mình một thói quen rằng khi lên thì bị động mà khi xuống nên chủ động.

Khi lên chức sẽ bị động vì đó là do sự sắp xếp của tổ chức. Còn khi xuống chức thì mình phải chủ động. Đặc biệt là tuổi hưu đã được quy định rõ ràng. Thậm chí còn nên chủ động đón nhận quyết định nghỉ hưu như là một sự ưu ái của Đảng dành cho những người có công.

Bên cạnh đó, để việc nghỉ hưu trở nên nhẹ nhàng, thì khi đương chức, mình phải sống sao cho thật bình dân, gần gũi với mọi người, thân thiện với quần chúng, thì khi về hưu mới có thể duy trì được phong cách đó. Do đó, khi có chức quyền phải chọn cách sống thế nào để khi về hưu sẽ là một bước chuyển tiếp rất nhẹ nhàng. Đặc biệt là gần gũi với anh em, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, làng xóm, họ hàng, quê hương.

Tiếp theo là điều mình cần hiểu rằng, sau cả một thời gian dài cống hiến, mình vất vả và bận rộn, thì nghỉ hưu chính là quỹ thời gian cần nhất để làm những việc giúp bản thân bù đắp lại quãng thời gian đương chức mà mình chưa có điều kiện làm được. Ví dụ như về với dòng họ, quê hương, đồng đội nhiều hơn. Đó là một việc rất cần thiết để cân bằng và điều chỉnh giữa hai giai đoạn, từ đó bổ sung cho nhau rất hay, rất tốt.

Do đó, sau khi về hưu, tôi thấy mình tiếp tục làm được rất nhiều việc. Có những việc khi đương chức không làm được, mà về hưu lại có thể thực hiện được một cách thuận lợi. Do đó, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng về hưu là kết thúc. Mà về hưu chính là mở ra một giai đoạn mới sôi động, thiết thực hơn.

Nếu người nào thực sự sống vì nước vì dân, thì hãy làm tất cả những gì cho thế hệ trẻ hôm nay để ngày mai thế hệ trẻ của chúng ta sẽ có đủ kiến thức để sống và cống hiến tốt hơn.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 11.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 12.

Phóng viên: Ở tuổi của ông, làm được nhiều việc như vậy hẳn phải dựa rất lớn vào sức khỏe. Ông đã dành thời gian chăm sóc bản thân mình như thế nào?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Trước hết phải nói, sức khỏe là một sự rèn luyện nghiêm túc. Con người mình giống như một cỗ máy, gồm hàng ngàn chi tiết lắp ghép lại với nhau. Cỗ máy đó muốn chạy tốt, chạy khỏe thì có rất nhiều chức năng hoạt động. Ví dụ chế độ công tác, chế độ vận hành, chế độ dầu mỡ, chăm sóc, bảo dưỡng… Con người cũng giống như vậy. Thậm chí là còn kỹ hơn. Bởi vì chỉ cần một bộ phận trên cơ thể bị hỏng là nó kéo theo rất nhiều bộ phận khác bị giảm chức năng, nguy hiểm và nguy hại.

Chăm sóc sức khỏe thì cần làm gì? Theo tôi, thứ nhất là khám định kỳ mình phải "giữ", để phòng ngừa và phát hiện từ xa.

Thứ hai là ăn uống. Sức khỏe con người lệ thuộc 3 cái. Thứ nhất là cái đầu, đầu chỉ huy cái mồm. Ăn thế nào cho khỏe, uống thế nào cho khỏe, hút thế nào cho khỏe, nói thế nào cho khỏe,… là cả một khối lý luận và thực tiễn đồ sộ và phong phú.

Thứ ba là chế độ luyện tập. Một ngày, chúng ta dành 8 tiếng làm việc, 8 tiếng ngủ rồi, còn có 8 tiếng nữa thôi. 8 tiếng nữa thì trong đó có đọc, thể dục thể thao, đi bộ, tất cả các việc cần đến sự vận động khác. Người già thì vận động nhẹ nhàng, nhưng phải đều đặn, thường ngày.

Như lứa tuổi của tôi, ngoài tập bài suối nguồn tươi trẻ thì tôi tập bơi và đạp xe đạp, đó là sự lựa chọn tốt nhất. Sở dĩ tôi chọn hoạt động này là do mình có tuổi, bơi sẽ giúp toàn thân vận động, nhưng đầu gối không chịu lực. Còn đạp xe thì mông có thể chịu lực, còn đầu gối lại vận động. Đây là hai hoạt động có lợi cho sức khỏe với những người có lứa tuổi như tôi.

Hơn nữa, hai loại hình rèn luyện này có thể tập thường xuyên, ngày nào cũng làm được, vừa điều độ lại vừa rẻ tiền. Bởi vì thực tế, mình chọn môn tập thể dục cũng phải dựa trên sự phù hợp về tuổi tác, bệnh lý, quan trọng hơn là phải phù hợp với khả năng tài chính của mình nữa.

Thứ tư là tư tưởng thoải mái. Phải sống vô tư, thanh thản, lúc nào cũng cảm thấy mình sống có ích cho mọi người, từ đó mình thấy cuộc sống của mình rất bổ ích, vui vẻ và khỏe mạnh.

Phóng viên: Với địa vị và trách nhiệm công việc trong quá khứ, hẳn ông đã từng trải qua nhiều áp lực. Ông có bí quyết nào để giải tỏa căng thẳng?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Khi tôi đang công tác, tôi chọn cho mình cách làm việc là không bị bù đầu để làm việc hiệu quả nhưng vẫn thoải mái. Những người đồng nghiệp đã cùng làm với tôi thì đều hiểu phong cách của tôi.

Trước 60 tuổi tôi hay chơi cầu lông – thói quen vận động mà tôi đã duy trì từ khi còn trẻ. Bản thân mình nên tạo ra cho mình một "nhịp sống" sao cho vừa khoa học, vừa nghiêm túc, rồi mình phải giữ và duy trì đều đặn.

Ví dụ như về công việc, mỗi ngày mình có thể làm thêm một tiếng. Rồi sau đó chơi thể thao. Một tuần nếu còn việc thì làm thêm một buổi sáng thứ Bảy, sắp xếp sao cho hết việc, tồn đọng. Cố gắng dành chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật cho các hoạt động thể thao, giao lưu, thăm hỏi và nhịp sống gia đình.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 13.

Phóng viên: Câu nói nổi tiếng "Tuổi trẻ bán sức khỏe lấy tiền, tuổi giá lấy tiền mua sức khỏe", ai cũng biết nhưng không phải ai cũng làm được. Bí quyết cân bằng sức khỏe và kiếm tiền của ông là gì?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Tôi đã từng tổng kết, con người quý nhất là sức khỏe, thiên nhiên quý nhất là màu xanh, quốc gia quý nhất là văn hóa. Đây là 3 trụ cột để xác lập hạnh phúc của một quốc gia. Do đó, việc đầu tiên bạn cần àm là chăm lo sức khỏe, việc này phải thực hiện khi còn trẻ chứ không phải chờ đến già, cho nên làm việc gì cũng cần cân bằng giữa công việc, sức khỏe và sức khỏe là hiệu quả tổng hợp nhất.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 14.

Không nên làm việc gì quá sức, hãy làm công việc mà vừa có thể kiếm tiền, tạo ra của cải vật chất nhưng không làm hại sức khỏe. Chỉ cần làm đúng khả năng, hiệu quả, thì vừa có tiền, vừa giữ được sức khỏe. Đây là cách chăm lo sức khỏe từ xa, tất cả những người sống khỏe mạnh đều là những người sống rất nghiêm túc và khoa học. Bất luận việc gì làm tổn hại đến sức khỏe đều là phi kinh tế.

Cha tôi cũng là một người sống thọ 92 tuổi, ông sống rất nghiêm túc. Ví dụ khi nhà có tiệc, dù đông vui đến đâu, thì đến giờ ông cũng lên giường nghỉ ngơi. Trong bữa ăn, dù thức ăn ngon đến thế nào, ông cũng chỉ ăn đúng số lượng, đúng bữa và đúng giờ, rất khoa học và điều độ.

Hoặc như mẹ tôi, đã 93 tuổi, nhưng cụ rất minh mẫn.

Ngày xưa, cuộc sống không đầy đủ vật chất như bây giờ nhưng bí quyết của các cụ nằm trong 2 từ "điều độ", do đó tôi cũng khuyên các thế hệ trẻ hiện nay là hãy chú ý chăm sóc sức khỏe khi còn trẻ. Chúng ta phải tạo nền móng từ hôm nay, thì mới có kết quả tốt cho ngày mai.

Đặc biệt điều kiện hiện nay rất tốt để chăm sóc sức khỏe, không giống như trước đây, trong thời đại công nghệ, hễ mở mạng ra là có thông tin, trên mạng không chỉ có thấy giáo mà có cả thầy thuốc. Lên mạng cũng có thể xem được dấu hiệu và tình trạng của các loại bệnh khác nhau để tự mình chăm sóc kịp thời và tốt nhất cho mình.

Sự nghiêm túc trong công việc và sức khỏe là nền tảng để con người đạt được tuổi thọ cao, tạo điều kiện để mình có thể cống hiến được nhiều nhất.

Phóng viên: Trong đời mình, ông đã từng ốm đau mắc bệnh chưa, ông vượt "trận chiến trên giường bệnh" như thế nào?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Thời tôi đi lính, trong khoảng 9 năm, tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ, giai đoạn đó bệnh sốt rét được coi là "hung thần" đáng sợ nhất. Hầu như không có ai là không bị sốt rét, nếu chưa từng bị sốt rét thì chưa phải lính Đông Nam Bộ. Cách chữa bệnh chỉ là uống kháng sinh, nên buộc mình phải ăn uống cho thật tốt.

Trong cuộc đời mình, tôi cũng nhiều lần trải qua các trận ốm đau, bệnh tật nặng nề. Điều giúp tôi vượt qua được những ngày tháng đó chính là nghị lực sống, kết hợp với việc nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của bác sĩ, tôi cũng từng bị mổ ruột thừa.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 15.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 16.

Phóng viên: Là một người từng trải qua rất nhiều vị trí công việc, từ thấp đến cao, rồi trở thành cán bộ Trung ương, chắc chắn rằng ông đã từng phải tham gia rất nhiều bữa tiệc lớn, có cả rượu bia. Để giữ sức khỏe, ông có cách nào để hạn chế tiệc tùng hay không?

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 17.

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Việc từ chối tiệc tùng và rượu bia chính là một trong những điều tôi làm thành công nhất. Khi tôi còn làm việc ở Nghệ An, tôi đã tổ chức một cuộc họp với bí thư và chủ tịch các xã phường trong toàn tỉnh để tôi nói về vấn đề này.

Khi đó, Nghệ An là địa phương có nhiều người dân vùng núi có thói quen uống rượu nhiều. Tôi đã từng ví von với họ rằng, bây giờ nếu có một người bỏ tiền vào bếp để đốt, thì ai nhìn thấy cũng sẽ nói đó là người điên. Nhưng nếu uống bia rượu say thì còn tệ hơn người điên đó rất nhiều lần.

Trước tiên uống rượu say cũng là đốt tiền, sau đó là mất phong cách, mất uy tín của bản thân – cũng là uy tín của Đảng và Nhà nước, rồi còn ảnh hưởng đến công việc và hạnh phúc gia đình.

Nếu đã uống rượu bia, phải biết cách uống thế nào cho đúng, uống xong vẫn tỉnh táo. Hồi đó tôi đã đưa ra nguyên tắc cho lãnh đạo cấp dưới rằng, khi vui vẻ gặp nhau, có gì thì để lên bàn, nhưng uống thì chỉ nên uống hai cốc, cốc đầu và cốc cuối, còn giữa là tùy khả năng, không ép. Dưới hạn không quá hai cốc là nhiều người có thể đáp ứng được.

Vì chúng ta đều biết, mỗi người có sức khỏe khác nhau, sở trường khác nhau và bệnh lý khác nhau, nên không thể cùng uống với số lượng giống nhau. Chúng ta vẫn có thể chúc nhau uống 100% nhưng là 100% năng lực chứ không phải là 100% rượu bia trong cốc. Cách uống như vậy vừa tiết kiệm vừa giữ sức khỏe tốt.

Có rất nhiều nước tôi từng đến, chẳng thấy ai lấy rượu làm thước đo tình cảm hay năng lực nên từ đó, tôi đã làm cho mọi người xung quanh hiểu rằng, bản thân tôi tự uống rượu bia hạn chế rồi mọi người cũng biết và không ép tôi, đồng thời tôi cũng không bao giờ ép ai. Mở đầu bữa tiệc 1 cốc và kết thúc bữa tiệc 1 cốc là ngưỡng đủ để giao lưu vui vẻ, an toàn.

Nếu mọi người đều làm được như vậy thì không chỉ sức khỏe tốt mà công việc cũng tốt, và tình cảm con người cũng tốt.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 18.

Phóng viên: Đó quả là một kiểu dự tiệc rượu vui vẻ và an toàn cho sức khỏe. Vậy về ăn uống, ông đã áp dụng việc này vào đời sống cá nhân như thế nào?

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp: Về ăn uống chúng ta cũng nên học bạn bè thế giới. Tôi từng được mời tham dự các bữa yến tiệc của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới nhiều lần, tôi thấy hầu hết tiệc chiêu đãi của họ "sang" nhất cũng chỉ 5 món (khai vị, rau, thịt, cá, hoa quả).

Dựa vào khẩu vị của mỗi nước, điều mà chúng ta nên học là, nếu nấu quá nhiều mà ăn hết thì sẽ gây hại cho sức khỏe, nếu không ăn hết thì sẽ lãng phí, cho nên phải chú ý đến chất lượng gắn với số lượng.

Tôi ấn tượng với một bữa tiệc ở Nhật bản, một bữa ăn số lượng ít nhưng đảm bảo đủ calo, nếu ăn trưa thì đủ năng lượng để làm việc đến tối, ăn bữa trước đủ calo cho bữa sau. Như tôi bây giờ, một bữa ăn ngon chỉ gồm "4 chữ C" là cơm, canh, cá, cà.

Ngay bản thân tôi nếu chủ trì tổ chức tiệc, tôi cũng chỉ làm cơ cấu 5 món ăn như vậy, nhưng mình sẽ chi tiết, tỷ mỷ để món ăn ngon hơn, chất lượng hơn. Ăn như vậy ai cũng sẽ cảm thấy ngon miệng, vừa và đủ.

Nếu ăn xong, các thứ trên bàn đều hết thì đó là một bữa ăn ngon, đó chính là một bữa ăn tiết kiệm, một bữa ăn có văn hóa, chúng ta nên học thế giới để có một tâm lý đón khách với quan niệm một bữa ăn ngon không phải là số lượng lớn.

Một bữa ăn tôi đánh giá là tốt khi có "3 ngon":

Thứ nhất là "Người" ngon – mình mời những người cùng đều là những người thân thiết, đồng cảm, rất hợp với nhau.

Thứ hai là "Thức ăn" ngon.

Thứ ba là "Cảnh" ngon – được hiểu là địa điểm ăn uống có vệ sinh sạch sẽ, không gian đẹp, lịch sự, đó chính là một bữa ăn 3 ngon.

7 lời khuyên về sức khỏe của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bí quyết sống khỏe của Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp - Ảnh 27.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Shoha.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Người dùng phải tự biết bảo vệ mình trước sự gia tăng lừa đảo trực tuyến

DNTH: Lừa đảo trực tuyến gia tăng mạnh cùng với quá trình chuyển đổi số khi người dùng sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều. Để bảo vệ người dùng, các tổ chức, doanh nghiệp đang tăng cường triển khai các biện pháp kỹ thuật...

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chưa từng có cho khách hàng SHB

DNTH: Từ nay đến hết ngày 28/2/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng là chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, trong đó giải nhất là...

Nhựa Nam Anh - Lựa chọn hàng đầu cho mái nhà phồn vinh

DNTH: Công ty cổ phần Nam Anh Plastic là đơn vị sản xuất & phân phối tấm nhựa kính Polycarbonate (hay còn gọi là tấm nhựa lấy sáng, tấm nhựa thông minh, tấm polycarbonate…) sản phẩm được sản xuất từ 100% hạt nhựa nguyên sinh Polycarbonate...

4 loại rau là "ổ chứa" giun sán, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

DNTH: Các loại rau thủy sinh giàu dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng chứa ấu trùng sán nếu sinh trưởng trong nguồn nước ô nhiễm.

Đi hơn 25.000km, chủ xe VinFast VF 6 khẳng định “tiết kiệm gấp 4 lần xe máy”

DNTH: Anh Lê Đức, sống tại Hà Nội, chọn VF 6 là chiếc xe đầu tiên trong đời sau khi đã trải nghiệm nhiều dòng xe xăng cùng phân khúc. Chiếc VF 6 với anh là mẫu xe “chất” nhất phân khúc cả về trang bị, cảm giác lái và khả năng tiết...

Người dân Hà Nội chuẩn bị lương thực, thực phẩm tránh bão

DNTH: Do lo ngại cơn bão số 3 đổ về gây mưa to nên nhiều người dân Hà Nội đã chủ động mua tích trữ rau xanh, thực phẩm cá thịt khiến cho các mặt hàng này sáng nay đắt khách, giá cả có tăng nhẹ. Bên cạnh những bà nội trợ có tâm...

XEM THÊM TIN