70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Góc nhìn của các học giả, bạn bè quốc tế

09:32 | 04/05/2024

DNTH: Gần 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân ta và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đến nay vẫn khiến nhiều bạn bè và các học giả quốc tế ngưỡng mộ.

Chú thích ảnh
Sáng 3/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ diễn ra buổi sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nội dung trọng tâm là lễ diễu binh, diễu hành có sự tham gia của trên 12.000 người. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN

Chúng tôi đến thăm họa sĩ George Burchett khi ông đang tất bật số hóa những bài viết của cha mình về một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Căn nhà của ông George Burchett ở Hà Nội tràn ngập các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có nhiều hiện vật gắn liền với những câu chuyện xúc động và đầy ý nghĩa về cuộc chiến tại Việt Nam mà cha ông, Wilfred Burchett, phóng viên chiến trường nổi tiếng người Australia đã kể lại cho ông qua những lá thư viết từ chiến tuyến. George cho biết ông và anh chị em của mình lớn lên cùng những câu chuyện huyền thoại về Bác Hồ, Tướng Giáp, chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam cho nền độc lập và thống nhất đất nước. Những thước phim tài liệu ghi lại tình hình chiến sự từ Bắc vào Nam của cha ông đã giúp ông hiểu thêm về lịch sử, chiến tranh và khát vọng hòa bình của Việt Nam.

Ông George kể với chúng tôi về cuộc trò chuyện của cha ông và Bác Hồ tại đại bản doanh của Người ở Thái Nguyên trên vùng chiến khu Việt Bắc vào tháng 3 năm 1954. Khi ấy cha ông hỏi Bác Hồ về Điện Biên Phủ và Người đã giải thích những điều phức tạp một cách vô cùng đơn giản.

“Đây là Điện Biên Phủ”, Bác Hồ vừa nói vừa lật ngửa chiếc mũ cối trên mặt bàn. “Xung quanh toàn là núi. Chúng tôi ở đó. Còn dưới này là lòng chảo Điện Biên Phủ. Đó là chỗ người Pháp đang đóng quân. Họ không thể thoát ra ngoài được. Có thể mất một thời gian nhưng họ sẽ không thể thoát được”.

Ông George cho rằng cũng chính với cách giải thích đơn giản và gần gũi ấy, Bác Hồ đã kêu gọi được toàn dân ủng hộ kháng chiến và đó là lý do Việt Nam dành chiến thắng. Ông nói thêm rằng phong trào phản chiến lan rộng lúc bấy giờ đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược Pháp. Thực dân Pháp, với đội quân hùng mạnh lại thêm sự hỗ trợ của đồng minh vẫn không thể áp đảo được khát vọng thống nhất đất nước, độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.

Chìa cho chúng tôi xem một bức ảnh của cha ông trong trang phục truyền thống Việt Nam trong một lần tác nghiệp tại căn cứ cách mạng phía Bắc, ông George nói rằng những người yêu hòa bình như cha ông đã đóng góp tiếng nói kêu gọi thế giới ủng hộ Việt Nam.

“Ngay sau cuộc gặp với Bác Hồ, cha tôi đã phát bức điện đầu tiên ra thế giới, trong đó ông thể hiện niềm tin chắc chắn Việt Nam sẽ chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Cha tôi đã rất tự hào là một phần trong phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam trong trận chiến giành độc lập, tự do và thống nhất”, ông George chia sẻ.

Chiến tranh nhân dân, chìa khóa mở ra chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao đổi với phóng viên TTXVN trước thềm kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ, Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Australia) cho rằng chiến dịch Điện Biên Phủ là minh chứng hiệu quả của chiến tranh nhân dân, Việt Nam đã giành thắng lợi nhờ huy động toàn dân tham gia kháng chiến.

Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ Điện Biên ngày 11/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chống thực dân Pháp rất khó khăn nhưng ông tin rằng họ sẽ phát huy ý chí, sức mạnh, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới, Giáo sư Thayer nhắc lại. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng chục ngàn người đã tham gia làm đường và vận chuyển lương thực, vận chuyển pháo binh ra tiền tuyến.

Giáo sư Thayer cũng cho rằng sự hỗ trợ quân sự từ các nước anh em cũng là một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Cùng đồng tình với Giáo sư Thayer, Giáo sư Piere Aselin từ Đại học Hawai Pacific (Mỹ) chia sẻ với phóng viên TTXVN rằng chiến dịch Điện Biên Phủ là minh chứng về vai trò quan trọng của tinh thần đoàn kết, cùng chiến đấu giành độc lập.

“Là một nhà sử học, tôi cho rằng nhân tố quyết định cho chiến thắng này là tài lãnh đạo và công tác tổ chức. Đảng và lực lượng vũ trang của Việt Nam đã luôn duy trì mức độ kỷ luật rất cao”. Ông nhấn mạnh, không dễ dàng có thể tập hợp nam phụ lão ấu, đồng bào dân tộc thiểu số, người công giáo và Phật tử cùng hợp sức trên một chiến tuyến, thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm được điều đó.

Giáo sư Aselin nhận định Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự. “Chiến thuật và chiến lược quân sự tài tình của ông đã giúp Việt Nam chiến thắng quân xâm lược, khi mà nguồn lực của phía quân Pháp rõ ràng lớn hơn nhiều so với lực lượng quân đội của ông Giáp.

Thực vậy, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua nhiều ngày đêm bám sát chiến trường, cân nhắc mọi mặt, trên cơ sở phân tích so sánh tương quan lực lượng, đánh giá khả năng của ta và địch tại Điện Biên Phủ, ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi đến quyết định đột ngột thay đổi cách đánh, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” và ra lệnh toàn mặt trận hoãn cuộc tiến công, các đơn vị lui về địa điểm tập kết, kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm tác chiến mới.

Đề cập tới đường lối ngoại giao cây tre mà Việt Nam nhắc tới khá nhiều gần đây, Giáo sư Thayer cho rằng chính Tướng Giáp đã vận dụng chiến lược này trong trận đánh Điện Biên Phủ giúp cho quân đội “nông dân” đánh bại thực dân xâm lược.

Bảy mươi năm đã trôi qua, từ đau thương, mất mát, Việt Nam giờ đây đang từng bước phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ, nhằm tạo ra những “chiến thắng Điên Biên Phủ” mới trong thời đại hội nhập và phát triển.

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?

DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'

DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn

DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...

Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản 

DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?

DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...

XEM THÊM TIN