“ÂN TÌNH VÍ GIẶM” KỶ NIỆM 5 NĂM UNESCO CÔNG NHẬN DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NHÂN LOẠI

07:57 | 25/12/2019

DNTH: Tối 24/12/2019 tại Nhà hát Âu Cơ Hà Nội; Hội Đồng hương Nghệ An và Hà Tĩnh đã tổ chức chương trình “Ân tình Ví giặm” nhân kỷ niệm 5 năm UNESCO công nhận Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tham dự chương trình có các ông Vương Đình Huệ Ủy viên Bộ Chính trị Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Lê Doãn Hợp nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bộ Trưởng Bộ TT&TT, Chủ Tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội; Đặng Quốc Tiến nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ Tịch Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội; Tạ Quang Ngọc nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thủy sản; Nguyễn Cảnh Dinh nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Bộ Trưởng Văn phòng Chủ Tịch nước và nhiều đồng chí Ban, Bộ, Ngành là con em người Nghệ An – Hà Tĩnh cùng bà con Nhân dân 2 tỉnh Sống ở Thủ đô Hà Nội cùng tham dự...

Những ai đã từng sinh ra ở Nghệ Tĩnh lớn lên đều được hưởng những làn điệu Ví, câu Giặm. Từ thuở lọt lòng nằm trong nôi đã được nghe những điệu hát ru, những câu ca của bà của mẹ. Những câu ca đó cứ thấm dần, thấm dần vào trong ký ức tuổi thơ cho đến mãi sau này. Sống giữa quê hương gần gũi với các làn điệu dân ca như cơm ăn, nước uống và khí trời. Quanh năm trên đất xứ Nghệ luôn có tiếng hát, mê hát đã là một bản sắc của người dân xứ Nghệ.

Nói đến con người xứ Nghệ là nói đến những con người lam lụi, chịu thương chịu khó, ham học hỏi, dũng mãnh kiên cường, bản lĩnh cứng cỏi, bền bỉ gân guốc, trọng nghĩa khinh tài, điềm tĩnh sâu sắc, giàu khát vọng và nhiều lúc thiết tha tinh tế, tình cảm.


Qua 5 năm việc “Bảo tồn và phát huy các giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh” từng bước được xúc tiến mạnh mẽ từ việc tổ chức các hội thảo khoa học, điều tra, điền dã, sưu tầm, nghiên cứu lập hồ sơ các làn điệu, các nghệ nhân, xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các hoạt động, xây dựng các CLB ở cơ sở khắp mọi vùng miền trong tỉnh, tổ chức các kỳ Liên hoan nghệ thuật quần chúng...tìm nhiều giải pháp để vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị của di sản phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm nhất định. Dân ca Ví, Giặm từ cuộc sống lao động sinh hoạt đời thường dần nâng lên tầm nghệ thuật chuyên nghiệp như sân khấu hóa, ca, múa, nhạc... đây cũng là hình thức lâu dài, tính khả thi cao. Bảo tồn và giữ gìn và phát huy là có thêm những “sản phẩm mới”, các tác phẩm được phát triển trên nền tảng truyền thống, vừa là cầu nối để truyền tải, bảo tồn truyền thống, đồng thời cùng hòa nhịp, đáp ứng nhu cầu với nhịp sống đương đại.

Việc Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được Unesco vinh danh không chỉ là niềm tự hào cho người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh mà còn là niềm tự hào của người Việt Nam. Bên cạnh đó, việc được Unesco vinh danh cũng góp phần không nhỏ trong việc quảng bá nghệ thuật này tới đông đảo công chúng trong cũng như ngoài nước, nâng tầm nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.

Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh nay đã trở thành tài sản văn hóa của nhân loại, Dân ca Ví, Giặm là văn hóa truyền thống của Việt Nam đã hòa chung biển lớn hội nhập vào văn hoá thế giới, sẽ dần từng bước được quảng bá rộng rãi đến cộng đồng quốc tế; đúc kết những phương pháp tiếp cận phù hợp và những biện pháp thiết thực,tôn vinh các nghệ nhân để thực hành, trao truyền và giáo dục thế hệ trẻ, để cho di sản mãi mãi trường tồn, xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước giữ nước, đó cũng chính là lịch sử hàng ngàn năm khôi phục văn hóa dân tộc. Văn hóa nghệ thuật Việt Nam chính là phản ánh cuộc sống của người Việt hàng ngàn năm qua. Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thể hiện cuộc sống đó bằng công cụ đặc thù, đó là bài hát, là điệu đàn, điệu múa, là những bức tranh, bài thơ, biểu tượng, nếp sống hàng ngày, tập quán đã trở thành nét sống văn hóa của người Việt. Trong kho tàng văn hóa dân gian nói chung, dân ca xứ nghệ nói riêng khẳng định những giá trị yêu nước, trung thực, nghĩa tình, cần cù, dũng cảm, làm cho con người hạnh phúc hơn, gia đình hạnh phúc hơn, làm cho đất nước phát triển hơn.

Kỷ niệm 5 năm Unetco công nhận Di sản phi vật thể Dân Ca – Ví Giặm, Ông Lê Doãn Hợp thay mặt cho cả 2 Hội Đồng hương Nghê An và Hà Tĩnh tại Hà Nội đã phát biểu: “Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là thể loại thơ lục bát, được chọn chữ gieo vần, chắt lọc tinh túy, sâu lắng, dí dỏm, gần gũi, chân tình, sôi động và có lúc thăng hoa mà không dễ có một loại thi ca nào có thể so sánh được. Ví như; “Hát cho đổ quán, xiêu Đình, cho long lanh nước, cho runh rinh trời”.

Dân ca Xứ Nghệ là một loại hình văn hóa nghệ thuật, vừa cao sang, vừa giản dị, vừa sang trọng, vừa bình dân. Hát trong cung Đình, hát trong Lễ hội, hát trên đồng ruộng, nhà máy, công trường, hát trong trường học, phố phường, làng quê. Ở đâu cũng gieo mầm lạc quan tin yêu cuộc sống, giản dị, nghị lực vượt khó để mưu cầu hạnh phúc, như cơm để ăn, nước để uống, khí trời để thở, không thể thiếu được trong cuộc sống thường nhật của mọi người con Xứ Nghệ. Dân ca Nghệ tĩnh là dòng chảy văn hóa để thổ lộ tâm tình, gửi gắm niềm tin, gắn bó với đời sống vật chất tinh thần xuyên suốt mọi thế hệ của nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, mà vốn sống chất liệu, tài nguyên văn hóa nghệ thuật có tính cộng đồng cao không ngừng được bồi đắp ngày càng phong phú và sâu rộng. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh có phông văn hóa tổng hợp từ dân ca, quan ca, nam ca, nữ ca, trẻ ca, già ca có sức sống vĩnh cửu trong lòng mọi người dân xứ Nghệ, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, hát trong tỉnh, hát ngoại tỉnh, hát trong nước, hát ngoài nước, cứ ở đâu có con em Nghệ Tĩnh, là tiếng hát, giọng hát mang nặng âm hưởng và cốt cách quê hương lại cất lên có sức sống bền vững, lại được kết nối lan tỏa rộng khắp, nhất là trong thời đại mới, thời đại công nghiệp 4.0.

Dân ca Xứ Nghệ không chỉ được nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh tôn thờ mà được cả nước tôn trọng và nhân loại tôn vinh. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là sức mạnh tinh thần vô giá, giúp cho quê hương ta, con cháu chúng ta từ quá khứ với hiện tại, gắn với tương lai, qua đó có thêm niềm tin yêu và nghị lực để lạc quan vươn lên, nhấn chìm mọi khó khăn, trở ngại, lập nên bao kỳ tích, trang sử vẻ vang, lịch sử, truyền thống 4.000 năm giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chính nhờ các giá trị đặc trưng và trường tồn đó mà ngày 27/11/2014 Tổ chức văn hóa Thế giới (Unetco) đã vinh danh Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là Di sản Phi vật thể của nhân loại. Đó không chỉ là niềm vui của nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng mà còn là niềm tự hào chung của đồng chí, đồng bào cả nước. Cũng vì ý nghĩa đó mà hôm nay 2 Hội Đồng hương Nghệ An và Hà Tĩnh tại Thủ Đô tổ chức đêm công diễn Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại Nhà hát Âu Cơ Hà Nội để kỷ niệm 5 năm Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh được Unetco công nhận, tôn vinh Di sản Phi vật thể của nhân loại...”

Bà Đinh Thị Nga 70 tuổi quê Đức Thọ, Hà Tĩnh là người sống ở Thủ Đô hơn 40 năm nói lên cảm tưởng của mình: “Cám ơn Hội Đồng hương 2 Tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã cho bà con sinh sống trên đất Thủ đô Hà Nội được nghe các làn điệu Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh nhân dịp kỷ niệm 5 năm được Unetco công nhận Di sản Phi vật thể của nhân loại, và mong muốn các đoàn Dân ca của 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh nên có kế hoạch chương trình hàng năm dành riêng cho bà con Xứ Nghệ được thưởng thức món ăn tinh thần đã gắn bó trong tâm khảm, máu thịt, khắc sâu trong con người Xứ Nghệ xa quê sống trên đất Thủ Đô”.

Đêm công diễn đưa đến cho những người con xa quê sống ở Thủ đô Hà Nội đã cho người xem, đắm mình trong một không gian văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, tiêu biểu là Dân ca Ví Giặmloại hình nghệ thuật độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, cũng như tinh thần, khuyến khích tích cực, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. 2 Hội Đồng hương Nghệ An – Hà Tĩnh đã góp phần làm tự hào rạng danh Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh được Unetco công nhận Di sản Phi vật thể của nhân loại.

 

NGUYỄN CÔNG KHANG

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp

DNTH: Tối 1/7, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt, chào mừng sự kiện chính thức đi vào vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới

NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

XEM THÊM TIN