Anh nông dân chế máy nông nghiệp: Hongkong, Lào, Campuchia chờ mua

20:36 | 16/01/2019

DNTH: Dù mới chỉ học hết lớp 8, thế nhưng anh Nguyễn Hồng Chương (43 tuổi, ngụ thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đã chế tạo ra hàng loạt máy phục vụ cho nông nghiệp. Không chỉ ứng dụng trong nước mà sáng chế của anh còn được xuất khẩu sang Hongkong, Lào, Campuchia…

Sáng tạo từ sự vất vả

Sau gần hai tiếng đồng hồ di chuyển từ Đà Lạt đến huyện Đơn Dương, chúng tôi đã tìm được đến nhà anh Nguyễn Hồng Chương. Những ngày cuối tháng 12, đôi lúc trở trời đổ mưa tuy nhiên cũng không ảnh hưởng đến công việc của nhà sáng chế, bởi hiện tại anh đang làm việc trong một xưởng cơ khí lớn có mái che do chính mình làm.

Trò chuyện với anh Chương, một người với vẻ mặt lam lũ, từng trải, chúng tôi nhận ra để có được thành công như hiện tại, anh đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều.


anh nong dan che may nong nghiep: hongkong, lao, campuchia cho mua hinh anh 1

Anh Nguyễn Hồng Chương bên chiếc máy gieo hạt chân không 6 trong 1 tự động do mình tạo ra. Ảnh: V.L

Đến vựa rau Đơn Dương cùng gia đình từ những năm 1980, vốn là con nhà thuần nông tại Hải Dương nên mọi việc đồng áng anh Chương đều trải qua.  Là con út trong gia đình đông anh em, kinh tế còn eo hẹp nên anh Chương đã phải nghỉ học từ khi mới lên lớp 8. Cùng gia đình làm rau màu, đến 28 tuổi anh Chương lấy vợ, sau đó có con thì cuộc sống lại thêm phần khó khăn, anh phải tìm việc làm thêm để lo cho vợ con...

“Khi đó, tôi may mắn được một người quen trong vùng thuê phun thuốc cho rau, tôi nhận lời ngay. Cũng chính thời gian làm thuê đó là tiền đề để tôi sáng chế ra những công cụ lao động, máy nông nghiệp theo cách riêng của mình để giải phóng sức lao động” - anh Chương kể.

Khi qua trình đi phun thuốc sâu thuê cho người khác, anh Chương  nảy ra ý nghĩ làm sao để thời gian làm rút ngắn mà vẫn đảm bảo được công việc. Chính vì vậy, ngày làm thuê, buổi tối về nhà anh đã nghiên cứu để cải tiến chiếc cần phun thuốc của mình. Sau gần 3 ngày, chiếc cần phun thuốc hiệu suất cao của anh đã ra đời với nhiều ưu thế vượt trội.


anh nong dan che may nong nghiep: hongkong, lao, campuchia cho mua hinh anh 2

Để đạt được thành công như hiện tại, anh Nguyễn Hồng Chương đã phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều.  Ảnh: V.L

Anh Chương tự hào giải thích cho phóng viên hiểu: “Với chiếc cần của tôi chế tạo, bình quân 1 giờ phun được 8.000 – 10.000m2 cây rau. So với các loại cần bơm trước đây, loại cần phun thuốc do cơ sở tôi chế tạo có thể thay thế từ 4 – 6 lao động, an toàn tiện lợi cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng giảm được sự độc hại khi phun thuốc, tiết kiệm thời gian và công sức lao động”.

Chưa dừng lại ở đó, thời gian sau anh Chương tiếp tục sáng chế ra hàng loạt máy móc phục vụ cho ngành nông nghiệp tại địa phương và xuất khẩu đi Hongkong, Lào, Campuchia, Malaysia, Đài Loan. Một số loại máy do anh Chương chế tạo ra như máy đóng bầu đất vào vỉ xốp, máy xay đất mùn kết hợp băng tải, máy đóng đất vào chậu tự động, máy sàng đất mùn, máy rửa đánh bóng củ quả đa năng, máy gieo hạt 6 trong 1 tự động… đang được nhiều nông dân trong nước và các nước, vùng lãnh thổ nước ngoài  rất ưa chuộng.

Tiêu biểu là đầu năm 2008, anh Nguyễn

Hồng Chương đã cho ra mắt chiếc máy gieo hạt chân không thế hệ đầu tiên của mình với người dân địa phương. Theo chủ nhân của chiếc máy này thì máy có tính năng gieo hạt đạt tỷ lệ chính xác cao, không bị rơi vãi, tiết kiệm được lượng hạt rất cao so với cách gieo thủ công. Bình quân 1 giờ sẽ gieo được 300 – 320 vỉ xốp, cho ra 26.880 cây giống rau  và sau 8 giờ sẽ đạt được 215.040 cây giống rau các loại.

Tiếp tục phát triển

Sau khi đã có những thành tựu ban đầu và đạt được kết quả cao, anh Chương đã mở riêng cho mình một nhà xưởng rộng hơn 1.000m2 tại thôn Lạc Thạnh để thỏa sức sáng tạo.

Chính vì sự thuận lợi của những chiếc máy do anh tạo ra mà đại diện một công ty phân phối các loại máy móc nông nghiệp tại Malaysia trực tiếp sang tìm hiểu và ký kết hợp đồng mua bán. Năm 2010, anh Nguyễn Hồng Chương đã bán được 2 chiếc máy gieo hạt đầu tiên qua Malaysia.

Khi nói về những gì mình đã đạt được, anh Chương khiêm tốn cho rằng: “Những máy móc đó ra đời xuất phát từ những trăn trở của tôi và anh em trong cơ sở nghiên cứu, ứng dụng máy nông nghiệp khi thấy người nông dân hàng ngày một nắng hai sương trên đồng ruộng mà giá trị kinh tế mang lại trên một đơn vị diện tích canh tác không cao, trong khi việc ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc vào trong sản xuất còn hạn chế, sức lao động của người nông dân chưa được giải phóng”.

Anh Nguyễn Hồng Chương là người luôn cố gắng, lỗ lực để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhiều công việc giúp giảm đáng kể sức lao động cho người dân. Vì vậy, khi các sản phẩm của anh ra đời nhận được sự đón nhận của người dùng là vô cùng xứng đáng”.

TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Cũng theo anh Chương, phát huy những tìm tòi, nghiên cứu từ những sản phẩm trước  đã nghiên cứu, anh tiếp tục phát triển và sáng tạo ra từng loại sản phẩm phù hợp với những công đoạn sản xuất của người nông dân, góp phần chung vào công cuộc hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Điều anh Chương tự hào và hạnh phúc là nhiều nông dân đã tiếp cận được sản phẩm của anh làm ra, dần làm chủ công nghệ, canh tác khoa học, ứng dụng triệt để máy móc vào trong sản xuất, đặc biệt là nông dân ở  Lâm Đồng - tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với những đóng góp cho nền nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng mà năm 2013 anh Nguyễn Hồng Chương đã được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích nghiên cứu, sáng tạo trong sản xuất máy nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Năm 2017, anh Nguyễn Hồng Chương được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong ứng dụng khoa học kỹ thuật chế tạo máy phục vụ sản xuất máy nông nghiệp công nghệ cao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vừa qua, anh cũng là một trong 53 cá nhân được vinh danh là “Nhà khoa học của nhà nông”.

Đánh giá về nhà khoa học không chuyên này, Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Anh Nguyễn Hồng Chương là người luôn cố gắng, lỗ lực để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhiều công việc giúp giảm đáng kể sức lao động cho người dân. Vì vậy, khi các sản phẩm của anh ra đời nhận được sự đón nhận của người dùng là vô cùng xứng đáng. Do đó, địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ cho cơ sở của anh Chương hoạt động hiệu quả để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như nhân rộng mô hình này giúp nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng ngày càng đi lên”.

 Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

Tích tụ ruộng đất: Hồi sinh những cánh đồng hoang

DNTH: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tích tụ ruộng đất đã trở thành xu thế tất yếu, hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Thay vì nhiều canh đồng bị bỏ hoang, sản xuất kém hiệu quả, giờ đây những cánh đồng...

XEM THÊM TIN