Áp lực nợ xấu, Vietinbank tăng tốc rao bán loạt khoản nợ “khủng”

11:11 | 20/10/2020

DNTH: Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu của VietinBank tăng 48% so với đầu năm. Do đó, Vietinbank đang ráo riết rao bán các khoản nợ có giá trị “khủng” để gấp rút thu hồi nợ.

Ồ ạt bán nhưng không dễ

Đầu tháng 10/2020, Vietinbank vừa thông báo bán khoản nợ 257 tỷ đồng của CTCP phần Beton 6 (BT6) chỉ với giá khởi điểm là 52 tỷ.

Theo đó, khoản nợ bán là các nợ được bên bán nợ cấp tín dụng cho bên nợ theo các điều khoản và điều kiện của HĐTD bao gồm các quyền của chủ nợ đối với bên nợ, quyền xử lý tài sản đảm bảo và các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến 31/7/2020 là 257 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 188 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn là 47,6 tỷ, lãi quá hạn 21 tỷ đồng. VietinBank bán khoản nợ trên với giá khởi điểm là 52 tỷ, chưa bao gồm thuế, phí, lệ phí…

Trước đó, VietinBank đã ráo riết thông báo bán nhiều tài sản bảo đảm.

Đơn cử, VietinBank bán đấu giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Trung tâm thương mại phức hợp Cần Thơ Center 3,23 ha, với giá khởi điểm là 190 tỷ đồng.

VietinBank rao bán tài sản bảo đảm gồm 30 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với diện tích đất hơn 5 ha tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), cùng nhiều tài sản khác để xử lý 105 tỷ đồng dư nợ của Công ty cổ phần Thép Việt Thái.

Vietinbank cũng rao bán khoản nợ hơn 3 triệu USD của CTCP Cửu Long. Trong đó nợ gốc là hơn 2,12 triệu USD, còn nợ lãi trong hạn là 737.809 USD, lãi quá hạn 157.102 USD.

VietinBank Chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa đem đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Gnotech, giá khởi điểm gần 28 tỷ đồng để xử lý, thu hồi tổng dư nợ vay gốc và lãi tính đến ngày 31/7/2020 gần 141 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này bao gồm máy và thiết bị sản xuất mặt kính cường lực được đầu tư từ năm 2016 và toàn bộ nhà xưởng của Công ty TNHH Vinapoly nằm tại phường An Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Các tài sản đảm bảo của khoản nợ của Công ty TNHH Gnotech. (Nguồn: VietinBank).

Vietinbank Đông Anh thông báo rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Cung ứng vật tư xây dựng Gia Bảo trị giá gần 149 tỷ đồng (tạm tính tới 31/7/2020). Trong đó, khoản nợ gốc là 55,8 tỷ đồng và nợ lãi xấp xỉ 93 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm của khoản nợ này là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ 50, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Khoản nợ thứ hai là của Công ty TNHH MTV Xây dựng Thủy Tiên có trị giá gần 71 tỷ đồng (tạm tính tới 31/7/2020). Trong đó, khoản nợ gốc có giá trị 24 tỷ đồng, nợ lãi là 46 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ này là 12 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Tổng giá trị khởi điểm của hai khoản nợ trên là 219 tỷ đồng.

Còn nhớ hồi tháng 5/2020, VietinBank rao bán hàng loạt các tài sản đảm bảo gồm bất động sản, cửa hàng xăng dầu, hàng tồn kho và xe ô tô của CTCP Thương mại – Tư vấn – Đầu tư – Xây dựng Bách Khoa Việt với tổng giá trị khoản nợ lên tới hơn 900 tỷ đồng cả gốc và lãi.

Việc Vietinbank rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ diễn ra liên tiếp sau khi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc hội thông qua vào giữa tháng 8/2017. Trong danh mục mà ngân hàng đưa ra đấu giá phần nhiều là đất và nhà ở.

Còn hiện tại, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, giới chuyên gia lo ngại nợ tiềm ẩn, nợ xấu ở các ngân hàng thương mại gia tăng khi số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động những tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ. Do đó, Vietinbank và nhiều ngân hàng khác cũng đang tăng tốc rao bán các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

Chuyên gia kinh tế độc lập Lê Minh Hoàng từng chia sẻ với báo chí, nhiều ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ khi dịch COVID-19 kéo dài. Thực tế này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Từ đầu năm đến nay, nợ xấu đang tăng lên, nguyên nhân chính là dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh, năng lực trả nợ của doanh nghiệp.

‘Từ nay đến cuối năm, dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó, do đó nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ tăng cao. Các ngân hàng có đua nhau phát mãi nợ xấu cũng không dễ tìm được khách hàng để bán’, ông Lê Minh Hoàng nói.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, việc bán ào ạt nợ xấu cho thấy thị trường đang xuất hiện dấu hiệu suy giảm mạnh, quỹ đạo đang theo hướng đi xuống. Đây có thể coi là hiện tượng tiêu cực cho ngành bất động sản. Nếu các ngân hàng bán ra càng nhiều khoản nợ xấu, càng đẩy giá bất động sản giảm sâu hơn. Hiện tượng này tạo ra vòng xoáy đi xuống trên thị trường bất động sản.

Nợ xấu tăng 48%, chất lượng dòng tiền kém “sáng”

Về kết quả kinh doanh, theo BCTC hợp nhất bán niên 2020 đã soát xét,  VietinBank ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế tăng 40%, đạt 7.460 tỷ đồng và gần 6.015 tỷ đồng.

Tại ngày 30/06/2020, tổng tài sản của VietinBank ở mức hơn 1.239 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 48%, chỉ còn hơn 12.877 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh giảm 52%, chỉ còn gần 1.940 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt gần 941.488 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với đầu năm, chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước giảm đến 38%, chỉ còn 42.088 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC hợp nhất bán niên năm 2020 đã soát xét.

Đáng chú ý, tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ xấu của Vietinbank lên đến 15.973 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 17%, còn ở mức 5.964 tỷ đồng nhưng nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) lại tăng 2,5 lần lên gần 7.156 tỷ đồng, chỉ xếp sau nợ nhóm 1; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng vọt 84%, lên mức 2.853 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu nâng từ 1,2% lên gần 1,7%.

Nguồn: BCTC hợp nhất bán niên năm 2020 đã soát xét.

Ngoài chất lượng tín dụng rủi ro, việc lưu chuyển tiền tệ của nhà băng này cũng gặp khó khăn.

Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động kinh doanh của VietinBank âm gần 8.075 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ âm 2.126 tỷ đồng, chủ yếu do thay đổi về tài sản hoạt động như các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác tăng mạnh (tăng từ 62 tỷ đồng lên 2.887 tỷ đồng); tăng các khoản kinh doanh chứng khoán (từ 253 tỷ đồng lên 3.987 tỷ đồng); giảm các khoản cho vay khách hàng còn 2.228 tỷ đồng so với mức 16.561 tỷ đồng kỳ trước…

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 315 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 dương gần 565 tỷ đồng.

Những thay đổi này khiến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm đến 8.409 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ âm 968 tỷ đồng.

Nhìn vào những con số liên quan đến lưu chuyển tiền, có thể thấy, chất lượng dòng tiền của nhà băng này kém “sáng”.

Link bài gốc https://doanhnghiepvadautu.info.vn/ap-luc-no-xau-vietinbank-tang-toc-rao-ban-loat-khoan-no-khung/

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm

Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...

Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính

DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...

Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024

DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.

SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...

DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...

Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi

DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Công điện của Thủ tướng về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

XEM THÊM TIN