Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Doanh nghiệp có điều kiện để hạ giá thành sản phẩm
14:34 | 19/11/2024
DNTH: Thuế GTGT đầu vào đang không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, nhiều chuyên gia, đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự đồng tình về nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi đưa phân bón trở về chịu thuế GTGT 5%. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Hiện có 2 luồng quan điểm về thuế GTGT áp dụng với phân bón. Một là đồng thuận với phương án chuyển về quy định ban đầu tại Luật thuế GTGT năm 2008 là áp dụng thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón. Hai là giữ nguyên quy định hiện hành, phân bón thuộc diện không chịu thuế GTGT. Quá trình thực hiện Luật số 71/2014/QH13 từ năm 2015 đến nay, thực tiễn vận động của nền kinh tế đã có tác động bất lợi đối với cả ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất phân bón trong nước, dẫn tới không đạt được kỳ vọng như mục tiêu ban đầu do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, ngân sách Nhà nước (NSNN) đã mất đi số thu thuế GTGT khâu nhập khẩu (ước tính mỗi năm mất thu khoảng trên 1.000 tỷ đồng) do phân bón nhập khẩu áp dụng thống nhất như hàng sản xuất trong nước theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); thứ hai, giá bán phân bón trong nước bị tăng lên (hiệu ứng tác động đẩy giá) do toàn bộ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ buộc doanh nghiệp phải hạch toán vào giá thành và đẩy giá bán tăng lên. Theo báo cáo của Hiệp hội Phân bón, sau khi Luật 71/2014 có hiệu lực, giá thành phân đạm trong nước tăng 7,2 - 7,6%; phân DAP tăng 7,3 - 7,8%, phân supe lân tăng 6,5 - 6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng 5,2 - 6,1%
Thứ ba, gắn liền với việc mất thu NSNN khâu nhập khẩu, còn tạo ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón trong nước bởi phân bón nhập khẩu không chịu thuế GTGT mà còn được nước xuất khẩu hoàn lại thuế (ví dụ Trung Quốc 17%, Nga 22%).
Nhiều phản ánh cho thấy, phân bón được chuyển sang diện không chịu thuế GTGT, Việt Nam bị thua thiệt cả ba nhà: Nhà nước bị mất thu NSNN mà vẫn không thể thực hiện được cơ chế hỗ trợ hợp pháp cho nông nghiệp để giảm giá bán trong nước khi giá phân bón thế giới tăng. Nhà nông không được hưởng lợi giảm giá, giảm chi phí đầu vào dù giá phân bón tăng hay giảm do doanh nghiệp phải hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đưa vào giá thành, cộng vào giá bán để bảo toàn vốn. Nhà sản xuất phân bón trong nước luôn bị yếu thế trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu trong cả 2 trường hợp phân bón thế giới tăng và giảm.
Do quy định phân bón không thuộc diện chịu thuế GTGT, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phân bón vừa thực hiện xuất khẩu (để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của lô hàng xuất khẩu theo quy định); đồng thời vừa phải nhập phân bón từ nước ngoài. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra trong thời gian tới nếu như tiếp tục duy trì quy định hiện hành về thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón có thể dẫn tới tiềm ẩn rủi ro trong quản lý vĩ mô.
Quy định mặt hàng phân bón không chịu thuế GTGT, không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào được thực hiện đúng vào giai đoạn ngành phân bón thế giới rơi vào tình trạng cung vượt cầu, giá trên thị trường thế giới giảm mạnh làm cho doanh nghiệp sản xuất trong nước rất khó cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Phân bón, giai đoạn 2015 - 2020 cả 10 doanh nghiệp sản xuất phân bón đều có giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng âm, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng âm, riêng 4 doanh nghiệp thuộc Đề án 168 lỗ trầm trọng (tăng lỗ bình quân 37,7%/năm, có doanh nghiệp nguy cơ phá sản.
Thưa ông, vì sao cần phải đề xuất sửa Điều 15 trong dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT?
Trong Tờ trình của Bộ Tài chính gửi đến Chính phủ tại dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT, tại Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo các trường hợp hoàn thuế có nêu: “... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế GTGT”.
Theo tôi, nên bỏ từ “chỉ" trong cụm từ nói trên. Theo quy định, có thể hiểu là doanh nghiệp chỉ có 1 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế. Còn những doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế. Điều này là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 2 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.
Thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa Luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%...
Đơn cử doanh nghiệp là nhà sản xuất phân bón và kinh doanh hóa chất, nếu hàng hóa phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% và hóa chất chịu thuế suất 10% thì doanh nghiệp đó sẽ không được hoàn thuế. Do đó, thuật ngữ “chỉ” làm giới hạn đối tượng được hoàn thuế và không đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%.
Căn cứ nào để khẳng định rằng khi áp dụng thuế GTGT 5%, giá phân bón sẽ giảm và người nông dân sẽ được lợi, thưa ông?
Khi áp thuế GTGT 5%, về nguyên tắc, mọi người sẽ nghĩ rằng áp thuế gây tăng giá nhưng thực tế không phải. Khi áp thuế GTGT 5%, phần thuế đầu vào của doanh nghiệp (thường là 10%) sẽ được khấu trừ. Lúc này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm xuống và theo quy luật cạnh tranh thị trường, doanh nghiệp có điều kiện để hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh nhất có thể.
Đồng thời, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cùng với Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) và Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cần tăng cường giám sát để các doanh nghiệp phân bón trong nước không tăng mà có thể giảm giá khi bắt đầu áp dụng Luật Thuế GTGT mới. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, họ sẽ phải giảm lợi nhuận chứ không thể cộng 5% vào giá bán vì mặt bằng giá lúc này đã ổn định hoặc sẽ giảm sau đó.
Như vậy, sản phẩm trong nước được nâng cao vị thế cạnh tranh và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng với phân bón nước ngoài. Và rõ ràng khi áp thuế GTGT 5%, nông nghiệp, nông dân được hưởng lợi vì giá cả bình ổn và chắc chắn sẽ giảm nếu xét trong cùng một điều kiện, thời điểm.
Dự kiến ngày 26/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thuế GTGT. Dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) lần này là sửa đồng bộ cả khấu trừ thuế và hoàn thuế. Vì vậy áp thuế GTGT 5% đối với mặt hàng phân bón có lợi hơn là không trừ thuế.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/ap-thue-gtgt-5-voi-phan-bon-doanh-nghiep-co-dieu-kien-de-ha-gia-thanh-san-pham-20241119110845218.htm
Cùng chuyên mục
- Tags:
- áp thuế VAT 5% /
- áp thuế giá trị gia tăng /
- phân bón /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ngày 09/12: Giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng
DNTH: Cập nhật giá cà phê hôm nay (ngày 09/12/2024), giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica.
Ngày 09/12: Giá vàng đi ngang chờ tín hiệu từ giá USD
DNTH: Giá vàng hôm nay (ngày 09/12/2024): Giới chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục mô hình củng cố trong tuần này, trong khi thị trường đang chờ đợi các chất xúc tác tiếp theo.
Hộp quà Tết hơn trăm nghìn đồng hút khách
DNTH: Các doanh nghiệp cho biết hộp quà Tết giá 150.000-500.000 đồng đang được ưa chuộng nhất năm nay, phản ánh xu hướng tiết kiệm khi sức mua èo uột.
Giá lúa gạo ngày 06/12: Giá lúa tươi tiếp đà tăng mạnh
DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 06/12/2024) tại khu vực trong nước điều chỉnh tăng mạnh 300 - 400 đồng/kg với một số loại lúa. Thị trường giao dịch chậm, kho mua ít đè giá, lúa tươi tiếp tục tăng mạnh.
Ngày 06/12: Giá heo hơi ở Miền Bắc chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg
DNTH: ghi nhận giá heo hơi của nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc và miền Trung hôm nay tiếp đà tăng nhẹ. Hiện giá đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Ngày 06/12: Giá tiêu đột ngột tăng phi mã
DNTH: Cập nhật giá tiêu hôm nay (ngày 06/12/2024), giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu thế giới.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...