Bắc Giang: Hội Nông dân là nòng cốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp

12:54 | 29/04/2022

DNTH: Thông qua đề án “Hội Nông dân các cấp là nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022 - 2025”, tỉnh Bắc Giang mong muốn phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong sản xuất nông nghiệp từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Picture1
Cán bộ Hội Nông dân thường xuyên hỗ trợ, tư vấn hội viên nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Mục tiêu của đề án là nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể và các hình thức hợp tác trong nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Phát huy vai trò nòng cốt của các cấp Hội Nông dân liên kết, hợp tác để phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương thành sản phẩm OCOP nhằm phát huy tối đa nội lực, nội sinh trong nông thôn và gia tăng giá trị sản phẩm. Góp phần thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Cụ thể, giai đoạn 2022 - 2025, phấn đấu 100% cơ sở hội tổ chức được các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân về hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và tham gia chương trình OCOP.

Mỗi năm xây dựng 01 mô hình sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 4 mô hình theo chuỗi giá trị hoạt động có hiệu quả. Đồng thời hằng năm duy trì củng cố, nâng cao chất lượng từ 10 - 20 sản phẩm OCOP đã được công nhận.  

Theo đó, đến năm 2025, tổ chức hỗ trợ 200 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, từng bước khẳng định thương hiệu OCOP của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế; 20 - 30 sản phẩm OCOP hình thành được chuỗi sản xuất gắn với vùng nguyên liệu ổn định, đặc biệt là đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng 11,3 tỷ đồng, được sử dụng cho các nội dung như: hỗ trợ thành lập và hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã tại các địa phương có các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng để xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP. Hỗ trợ xây dựng mới 10 sản phẩm/năm trở lên; phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025 hỗ trợ xây dựng được 40 sản phẩm đạt 3 sao trở lên. Hỗ trợ củng cố nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã được công nhận 20 sản phẩm/năm…

Dưới sự phân bổ, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Hội Nông dân tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm chính, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện đề án. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, các ban chuyên môn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức khác trong việc lồng ghép, tranh thủ nguồn lực triển khai các nội dung của đề án Hội Nông dân.

Trong đó, tập trung tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền với đa dạng các hình thức như thông qua hội nghị chuyên đề, hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; các hoạt động hội thi, tôn vinh những gương điển hình tiên tiến; xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền trên đài, báo ngành ở Trung ương và địa phương. Từ đó nâng cao nhận thức cho cán bộ Hội và hội viên nông dân hiểu rõ được vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã, vai trò của liên kết đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với việc xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP. 

Chú trọng mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội, hợp tác xã và các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Hỗ trợ, tư vấn cho các chủ thể (nhóm hộ, hợp tác xã, cộng đồng dân cư) tất cả các khâu trong chu trình phát triển sản phẩm OCOP. Quan tâm, tạo điều kiện xây dựng 4 mô hình sản xuất sản phẩm OCOP theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị, bao gồm: liên kết sản xuất gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn huyện Hiệp Hoà; liên kết sản xuất na dai Nghĩa Phương, Lục Nam; liên kết sản xuất khoai tây Sao Thần Nông xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng; liên kết sản xuất ổi Tân Yên, thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên. 

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Tư vấn, hỗ trợ các chủ thể là hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm; ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và bán hàng như xây dựng, giới thiệu sản phẩm trên các trang website, nền tảng mạng xã hội và đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.

Picture2
Bà Vũ Thị Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hương Sơn chia sẻ về đề án dứa sạch đang dự thi OCOP năm 2022.

Liên hệ thực tế tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, bà Vũ Thị Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã khẳng định vai trò của Hội Nông dân là rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Hiện tại, Hội Nông dân xã Hương Sơn đã và đang triển khai nhiều hoạt động theo đề án, đặc biệt hội đã tích cực vận động, hướng dẫn các hộ sản xuất kinh doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Cụ thể là tham mưu hướng dẫn thành lập 02 hợp tác xã: Hợp tác xã Dứa sạch Hương Sơn và Hợp tác xã Gà Núi Hương Sơn, đăng ký 01 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2022 là dứa sạch Hương Sơn; lộ trình đăng ký 01 sản phẩm gà Núi Hương Sơn tham gia chương trình OCOP vào năm 2023. 

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ hội viên, nông dân đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm để tham gia chương trình OCOP, hội đã tập trung tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham quan học tập các mô hình có sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông cung ứng phân bón trả chậm các loại cho hội viên nông dân để sản xuất đồng thời nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý hơn 14 tỷ đồng, triển khai cho hơn 300 hộ vay và phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cho hơn 400 hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 20 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm dứa và gà Núi Hương Sơn cũng được quan tâm đẩy mạnh từ đó góp phần phát triển kinh tế theo hướng nội lực và giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN