Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025, rừng trồng gỗ lớn chiếm 20% diện tích rừng trồng toàn tỉnh

14:31 | 04/12/2023

DNTH: Tại Kế hoạch số 64/KH-UBND do Phó Chủ tịch Lê Ô Pích ký ngày 27/11/2023 về "Trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nêu rõ: phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng từ 16 nghìn ha (tính lũy kế) rừng trồng gỗ lớn trở lên, tương đương với 20% tổng diện tích rừng trồng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022.

9779-1655717396-bac-giang
Kinh phí trồng rừng gỗ lớn được hỗ trợ từ nguồn ngân sách. Ảnh minh hoạ.

Trồng rừng gỗ lớn được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách 

Kế hoạch cũng nêu rõ, trồng rừng gỗ lớn và chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ phải phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, như: điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, loài cây trồng. Bên cạnh đó, tập trung phát triển trên diện tích của các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại quyết định số 100/QĐ-UBND ngày 18/1/2023 về việc phê duyệt kết quả "rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, bản đồ số hoá các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng; các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang".

Với kế hoạch này, đối tượng được hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn là các tổ chức, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn 04 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải có: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền; hồ sơ thiết kế - dự toán trồng rừng gỗ lớn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có diện tích trồng rừng gỗ lớn từ 10 ha trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh (keo) và 5 ha trở lên đối với cây sinh trưởng chậm (giổi, sồi phảng, vù hương, trám trắng, lát hoa, mỡ, xoan đào, chò nâu, lim xanh, táu, sưa trắng, xoan nhừ, re, sao đen, xoan ta....

Ngoài ra, thời gian tối thiểu để khai thác rừng là 10 năm đối với loài cây sinh trưởng nhanh, 15 năm đối với loài cây sinh trưởng chậm kể từ thời điểm trồng.

Để hoàn thành được theo kế hoạch, các huyện được giao cụ thể: huyện Sơn Động (720 ha); huyện lục Nam (807 ha); huyện Yên Thế (370 ha); huyện Lục Ngạn (1.420 ha) với kinh phí hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số 26/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Trong đó, đối với cây trồng sinh trưởng nhanh hỗ trợ 5,0 triệu đồng/ha vào năm 1; cây trồng sinh trưởng chậm hỗ trợ 20,0 triệu đồng/ha vào năm 1. Thực hiện hỗ trợ 1 lần kinh phí cho công tác khảo sát, thiết kế lập hồ sơ dự toán với mức 1,0 triệu đồng/ha. Tổng kinh phí hỗ trợ theo kế hoạch là 27.402 triệu đồng.

Chuyển hóa khoảng 5.783 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn

Đối với chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2024 - 2025, toàn tỉnh dự kiến chuyển hóa khoảng 5.783 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Trong đó, diện tích rừng trồng gỗ nhỏ chuyển sang rừng trồng gỗ lớn phân theo các huyện: huyện Sơn Động (1.680 ha); huyện Lục Ngạn (2.000 ha), huyện Lục Nam (1.073 ha), huyện Yên Thế (1.030 ha).

Tuy nhiên, ở phần chuyển đổi này, Nhà nước không hỗ trợ kinh phí thực hiện, mà các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tự bỏ vốn và nguồn nhân lực để thực hiện chuyển hóa rừng trồng trên diện tích của đơn vị, gia đình mình. 

Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tập trung nhiều giải pháp vào các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trồng; tổ chức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên toàn tỉnh nhất là các địa phương có tỉ lệ trồng rừng cao, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm và hành động trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, qua đó góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, nâng cao nhận thức của toàn thể Nhân dân về vai trò, ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường trên toàn tỉnh./.

Tính đến ngày 31/12/2022, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích rừng (gồm có rừng và rừng trồng chưa thành rừng) là 160.223 ha, đạt tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 38,0%. Trong đó rừng tự nhiên là 55.092 ha, rừng trồng là 92.797 ha, rừng mới trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng là 12.334 ha.

 

So với năm 2021, diện tích rừng tự nhiên giảm 412,1 ha; diện tích rừng trồng tăng 378,2 ha; diện tích rừng trồng đã thành rừng tăng 324,7 ha; diện tích rừng trồng chưa thành rừng tăng 53,5 ha. Cụ thể, diện tích rừng tự nhiên giảm, rừng trồng tăng tập trung chủ yếu tại 4 huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp lớn gồm các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN