Bắc Ninh nỗ lực giảm nghèo bền vững: Hành trình đánh thức nội lực, đổi thay số phận

09:37 | 20/07/2025

DNTH: Một buổi sớm tháng Bảy, ông Nguyễn Văn Hòa (63 tuổi, xã Lục Ngạn, tỉnh Bắc Ninh) lặng lẽ tưới cho gốc vải trĩu quả trong vườn. Cách đây 5 năm, ông vẫn là hộ nghèo, sống dựa vào vài con gà và gánh củi mỗi ngày. “Không có chương trình hỗ trợ trồng vải VietGAP, tôi chắc còn luẩn quẩn trong nghèo đói. Giờ mỗi vụ tôi thu hơn 120 triệu, có của ăn, của để, con cái học hành đàng hoàng,” ông Hòa xúc động chia sẻ.

Câu chuyện của ông không phải cá biệt. Ở Bắc Ninh, từ vùng đồi Yên Thế đến thung lũng Sơn Động, hàng ngàn hộ dân đang từng bước thoát nghèo một cách vững chắc. Không chỉ nhờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà còn nhờ chính ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên. Đó là kết quả của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, một chiến lược đang mang đến những thay đổi sâu sắc về tư duy và cuộc sống của người dân.

Giảm nghèo không chỉ là hỗ trợ – mà là đánh thức cơ hội sống

Tính đến tháng 6/2025, Bắc Giang cũ nay sáp nhập là Bắc Ninh còn 12.448 hộ nghèo, chiếm khoảng 2,36% tổng số hộ dân – giảm 0,8% so với cuối năm 2024. Mục tiêu đến cuối năm là đưa tỷ lệ này về dưới 2%, đồng thời nâng cao chất lượng sống toàn diện cho người dân thuộc diện khó khăn.

Bắc Ninh nỗ lực giảm nghèo bền vững: Hành trình đánh thức nội lực, đổi thay số phận 1
Nhiều hộ dân tại Phú Nhuận, xã Lục Nam mạnh dạn chuyển đổi nghề để thoát nghèo.

Trong nửa đầu năm 2025, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp mang tính chiều sâu như: 2.700 hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận vốn ưu đãi với tổng số tiền hơn 120 tỷ đồng; 45 lớp đào tạo nghề miễn phí, thu hút gần 1.900 học viên là lao động nghèo, cận nghèo, thanh niên nông thôn; 3.200 việc làm mới được tạo ra, trong đó gần 1.000 lao động từ hộ nghèo được đưa vào các khu công nghiệp và doanh nghiệp địa phương; 1.320 căn nhà được xây mới hoặc sửa chữa, giúp các hộ an cư, ổn định cuộc sống.

Đáng chú ý, các mô hình phát triển sản xuất bền vững như trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, gà đồi thả vườn, trồng cây dược liệu xen rừng, hay hợp tác xã nông sản sạch đã giúp hàng trăm hộ gia đình có thu nhập ổn định từ 60–150 triệu đồng/năm.

Tại xã Lục Ngạn, bà Trần Thị Nhâm (58 tuổi) từng là hộ nghèo nuôi lợn nhỏ lẻ, nay đã có mô hình chăn nuôi gà đồi hơn 400 con, thu lãi đều đặn mỗi vụ. “Tôi không chỉ có thu nhập, mà còn dạy lại cho mấy hộ khác trong xã cách nuôi hiệu quả,” bà cười rạng rỡ.

Đồng lòng từ cơ sở đến cộng đồng lan tỏa sức mạnh giảm nghèo

Sự khác biệt trong cách làm giảm nghèo tại Bắc Giang cũ nay là Bắc Ninh chính là huy động sức mạnh từ cộng đồng – từ chính quyền cơ sở, đoàn thể đến doanh nghiệp và người dân.

Tỉnh hiện có hơn 860 tổ tiết kiệm và vay vốn tự quản, giúp người dân luân chuyển nguồn vốn không lãi hoặc lãi thấp. Các mô hình như “Tổ phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Quỹ đồng hành với người nghèo”, “Hũ gạo tình thương” đang hoạt động sôi nổi tại hơn 200 thôn bản.

Bắc Ninh nỗ lực giảm nghèo bền vững: Hành trình đánh thức nội lực, đổi thay số phận 2
Mô hình trồng cây dược liệu tại xã Sơn Động đưa người dân vươn lên thoát nghèo.

Sự đồng hành của các doanh nghiệp cũng đáng ghi nhận: Hơn 80 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tài trợ cho chương trình thông qua việc xây nhà, tặng bò giống, hỗ trợ máy móc sản xuất và bao tiêu sản phẩm; Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang cũ nay là Bắc Ninh vận động hơn 6 tỷ đồng xã hội hóa trong 6 tháng đầu năm 2025, trao tận tay những phần quà thiết thực cho người nghèo, người yếu thế. Tỉnh đoàn triển khai chiến dịch “Thanh niên khởi nghiệp cùng người nghèo”, trong đó 300 đoàn viên đã trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng mô hình sản xuất nhỏ, chăn nuôi hữu cơ và trồng trọt thông minh.

Câu chuyện của anh Nguyễn Văn Quân (22 tuổi, xã Lạng Giang) là minh chứng sống động. Từng thất nghiệp, nhờ lớp đào tạo nghề may miễn phí và được giới thiệu việc làm tại xưởng gia công, nay anh là tổ trưởng tổ may, thu nhập ổn định gần 8 triệu đồng/tháng. “Em chưa từng nghĩ mình có thể làm chủ cuộc sống, nhưng giờ mẹ em không còn phải đi làm thuê nữa, em chu cấp được cả nhà,” Quân chia sẻ.

Tuy nhiên, hành trình này không dễ dàng. Những xã như Sơn Động, Yên Thế, Lục Ngạn vẫn có tỷ lệ hộ nghèo trên 10%. Khó khăn về địa hình, hạ tầng giao thông, thời tiết cực đoan và chất lượng giáo dục – y tế chưa đồng đều đang là trở lực lớn.

Bắc Ninh nỗ lực giảm nghèo bền vững: Hành trình đánh thức nội lực, đổi thay số phận 3
Gia đình anh Hoàng Hồng Ngọc (xã Sơn Động) nuôi ong đạt hiệu quả kinh tế tốt, đưa gia đình vượt khó vươn lên.

Vì thế, Bắc Giang cũ nay là Bắc Ninh tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý hộ nghèo, và đặc biệt chú trọng đến giảm nghèo đa chiều, trong đó không chỉ tính thu nhập mà còn cả giáo dục, y tế, nhà ở, tiếp cận thông tin...

Kết thúc một chặng, mở ra hy vọng dài lâu

Từng căn nhà mới dựng, từng thửa ruộng phủ xanh, từng gương mặt rạng rỡ sau mùa thu hoạch... là minh chứng sống động cho hiệu quả thực chất của chương trình giảm nghèo tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh nỗ lực giảm nghèo bền vững: Hành trình đánh thức nội lực, đổi thay số phận 4
Các cấp chính quyền nỗ lực thực hiện các chính sách khuyến khích, đào tạo nghề cho các hộ nghèo tại xã Sơn Động.

Không còn là những khoản trợ cấp ngắn hạn, chương trình đang trao cơ hội, khơi dậy nội lực, giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn bước sang một trang mới của cuộc đời.

Giảm nghèo bền vững không chỉ là chính sách mà đó còn là cam kết chính trị, là trách nhiệm cộng đồng, là tình người. Bắc Ninh đã và đang thực hiện cam kết ấy với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, hướng tới một tương lai phát triển bao trùm, công bằng và nhân văn hơn. Sau sáp nhập địa giới hành chính Bắc Ninh sẽ rộng hơn rất nhiều. Nhưng những chính sách về chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn Bắc Ninh vẫn tiếp tục được khơi thông, đẩy mạnh và truyền cảm hứng cao hiệu qua hơn nữa trong thời gian tới đây.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang: Nông nghiệp giữ vững ổn định, hướng đến phát triển bền vững

DNTH: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và Nhân dân, bức tranh kinh tế Bắc Giang quý I năm 2025 đã ghi nhận nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực...

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

XEM THÊM TIN