Nông dân Gia Lai làm giàu từ nhung hươu, nai sau thất bại cay đắng
07:43 | 23/07/2025
DNTH: Tại làng Xom Pốt, xã Ia Pia, tỉnh Gia Lai – nhìn đàn hươu, nai gần 60 con đang ăn trong khu chuồng rộng rãi, ít ai nghĩ rằng chủ nhân của chúng – anh Nguyễn Văn Thuận – từng là nông dân trắng tay vì dịch bệnh hồ tiêu.
Thất bại cay đắng từ "vàng đen"
Năm 2010, khi phong trào trồng tiêu rộ lên khắp Tây Nguyên vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Thuận (khi ấy làm nghề sửa xe máy) cùng vợ là nhân viên y tế tại xã Ia Pia, quyết định dốc hết vốn liếng vào 2.000 m² hồ tiêu. "Vườn tiêu xanh tốt, hai năm đã phủ trụ. Ai cũng khen, chúng tôi tưởng đời sang trang…", anh Thuận nhớ lại.
Nhưng năm 2012, dịch bệnh ập đến. Chỉ trong vài tháng, vườn tiêu chết sạch, để lại những trụ trơ trọi. Cùng lúc, giá tiêu lao dốc từ 220.000 đồng/kg xuống còn 60.000 đồng. "Nuốt nước mắt nhìn tiêu chết, vợ chồng tôi trắng tay, nợ nần chồng chất", anh thở dài.
Bước ngoặt từ đàn hươu, nai
Không gục ngã, anh Thuận lặn lội tìm hướng đi mới. Sau nhiều đêm trăn trở, tìm hiểu, anh phát hiện mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung ở Hà Tĩnh, Nghệ An hiệu quả. "Tôi nghĩ khí hậu Gia Lai có khi còn phù hợp hơn", anh nói. Năm 2014, anh vay mượn 250 triệu đồng, mua 3 con nai và 11 hươu sao giống về nuôi thử.
Khác với cây tiêu đỏng đảnh, đàn hươu, nai của anh phát triển nhanh nhờ thức ăn đơn giản: cỏ voi, lá sung, ngô hạt. "Chúng ít bệnh, mỗi năm nai cho 1 kg nhung/con, hươu cho 4-5 lạng, giá bán 12-16 triệu đồng/kg", anh chia sẻ. Đến nay, trang trại của anh đã có gần 60 con, mỗi năm doanh thu từ bán nhung thô và con giống đạt khoảng 500 triệu đồng.
Làm giàu từ sản phẩm OCOP
Không dừng lại ở bán nguyên liệu, vợ chồng anh đầu tư chế biến sâu nhung thành các sản phẩm OCOP như nhung hươu ngâm mật ong (đạt 3 sao OCOP), rượu sâm nhung, cao nhung, nhung hươu tán bột, nhung thái lát khô, nhung hươu tươi… doanh thu từ các sản phẩm OCOP khoảng 500 triệu đồng/năm. "Những sản phẩm này bán rất chạy, khách hàng trong cả nước đặt mua liên tục", anh cười.


Từ thành công của mình, anh Thuận trở thành "cầu nối" cho bà con các tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk nuôi hươu, nai – anh cung cấp giống, kỹ thuật và bao tiêu đầu ra. “Nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ mô hình này", anh tự hào.
Giờ đây, ngoài trang trại trị giá hàng tỷ đồng, gia đình anh có ô tô riêng, con cái được học hành đàng hoàng. Đặc biệt, anh còn là Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Pleime, tích cực hỗ trợ các hoạt động giáo dục của nhà trường và xã Ia Pia.
Câu chuyện của anh Thuận là minh chứng sống động: thất bại không phải dấu chấm hết, mà là bước đệm để táo bạo đổi hướng. "Quan trọng là không bỏ cuộc", anh nói, mắt sáng lên khi nhìn đàn hươu, nai đang gặm cỏ – mỗi năm giúp gia đình anh thu nửa tỷ đồng lợi nhuận, trở thành điển hình khởi nghiệp nông nghiệp khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Cầu Đồng 9
DNTH: Từ một vùng quê thuần nông còn nhiều khó khăn, thôn Cầu Đồng 9 ( Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ với diện mạo mới khang trang, đời sống nhân dân đổi thay từng ngày. Đó là kết quả của...

Bắc Giang: Nông nghiệp giữ vững ổn định, hướng đến phát triển bền vững
DNTH: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và Nhân dân, bức tranh kinh tế Bắc Giang quý I năm 2025 đã ghi nhận nhiều điểm sáng, đặc biệt trong lĩnh vực...

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...