Bắc Ninh: Rước pháo khổng lồ ở lễ hội Đồng Kỵ

04:58 | 02/02/2025

DNTH: Ngày Mồng 4 Tết Ất Tỵ 2025, hai quả pháo khổng lồ dài 5,8m và 6m, đường kính hơn 1m được rước quanh làng, thu hút hàng nghìn người tham dự tại lễ hội phường Đồng Kỵ, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ rước pháo làng Đồng Kỵ từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội được tổ chức theo nghi thức truyền thống, gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ rước với sự tham gia của hơn 1.000 người gồm các đội múa lân, đoàn đại nhạc, tiểu nhạc, đồ thờ, cờ lọng, chiêng trống, kiệu pháo tràng, pháo Nhất, pháo Nhị...

a
Hàng nghìn người chen chân xem rước pháo khổng lồ.

Nét độc đáo trong lễ hội này là nghi thức Dô ông đám. Các thanh niên tuổi từ 18 trở lên ở các dòng họ trong phường Đồng Kỵ tham gia đỡ 4 ông quan đám biểu diễn ở sân đình. Đây là nghi thức nhắc lại sự tích Thánh Thiên Cương kén tướng tiên phong đi dẹp giặc.

Phần hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi như bóng chuyền hơi, cờ tướng, thi sinh vật cảnh, hát quan họ trên thuyền, hát tuồng, chầu văn...

Sáng 1/2 (tức mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở hội rước pháo quanh làng với mong ước năm mới nhiều may mắn.
Sáng 1/2 (tức mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở hội rước pháo quanh làng với mong ước năm mới nhiều may mắn.

Tương truyền, Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ có từ đời Hùng Vương thứ 6, Thành hoàng làng là tướng Thiên Cương cùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Xích Quỷ, thắng trận trở về được dân làng mở hội khao quân, trong hội có đốt pháo.

Lễ hội Rước pháo Đồng Kỵ là một trong 8 di sản văn hóa của Bắc Ninh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2016.

Người dân làng Đồng Kỵ mong muốn chạm vào Quan đám để năm mới có được nhiều may mắn.
Người dân làng Đồng Kỵ mong muốn chạm vào Quan đám để năm mới có được nhiều may mắn.

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân, nhằm gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa, tưởng nhớ tới công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, liệt sỹ và người có công với làng với nước.

Đồng thời đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng, tham quan di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật, nhu cầu của người dân và du khách.

Qủa pháo
Qủa pháo khổng lồ dài 6m, đường kính hơn 1m

Ban tổ chức đã phối hợp với các bên liên quan, trong đó có lực lượng công an, dân phòng, Ban bảo vệ dân phố phân các chốt trực nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân và du khách tham gia trẩy hội.

Theo Thuonghieucongluan

Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn/bac-ninh-ruoc-phao-khong-lo-o-le-hoi-dong-ky-a252170.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

'Mùng ba tết thầy' và đạo thầy trò

Phong tục "Mùng ba tết thầy" là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam

Du xuân ngắm hoa đào nở, xin chữ ‘ông đồ già’

DNTH: Cứ mỗi dịp đầu xuân, những 'ông đồ già' lại bày 'mực tàu giấy đỏ' để cho chữ, qua đó gìn giữ nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa để lại.

Thế giới ăn Tết Ất Tỵ

DNTH: Nhiều quốc gia đã trang trí đường phố và các địa điểm công cộng để chào đón năm mới Ất Tỵ 2025.

Đặc sắc 'Rực rỡ Thăng Long' chào đón giao thừa Ất Tỵ 2025

DNTH: Tối 28/1 (tức 29 Tháng Chạp năm Giáp Thìn), trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, tại khu vực quảng trường Mỹ Đình - Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà...

Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ

DNTH: Hà Nội chuẩn bị bước đến thời khắc đêm Giao thừa - đêm chuyển giao năm cũ Giáp Thìn với năm mới Ất Tỵ - tiết trời "rét ngọt".

Những lời chúc năm mới Ất Tỵ hay và ý nghĩa gửi đến người thân, đồng nghiệp và thầy cô

DNTH: Trước thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những lời chúc năm mới ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, thầy cô để cùng nhau bước sang năm Ất Tỵ sức khỏe, tài lộc và hạnh...

XEM THÊM TIN