Bản tin Covid ngày 11/01/2022: Hà Nội chạm mốc 2.900 ca nhiễm mới, cả nước tiêm phủ mũi 1 đạt 100%
18:48 | 11/01/2022
DNTH: Bản tin dịch Covid - 19 ngày 11/1 của Bộ Y tế cho biết, có 16.019 ca mắc Covid - 19 trên cả nước, Hà Nội tiếp tục nhiều nhất, gần 2.900 ca; trong ngày có gần 6.900 bệnh nhân khỏi; 256 ca tử vong. Kon Tum tạm dừng hoạt động các điểm khai báo y tế phòng, chống dịch Covid - 19 trên địa bàn từ 0h ngày 12/1... là những thông tin về Covid ngày hôm nay.
* Tình hình Covid tại Việt Nam
Tính từ 16h ngày 10/01 đến 16h ngày 11/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid - 19 ghi nhận 16.035 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 16.019 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.236 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 10.691 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Khánh Hòa (782), Cà Mau (762), Bình Định (671), Bình Phước (667), Thành phố Hồ Chí Minh (558), Đà Nẵng (543), Hải Phòng (514), Bến Tre (498), Tây Ninh (462), Đắk Lắk (381), Bắc Ninh (380), Vĩnh Long (377), Hưng Yên (347), Trà Vinh (326), Thanh Hóa (319), Bà Rịa - Vũng Tàu (294), Quảng Ninh (240), Lâm Đồng (235), Quảng Ngãi (224), Thừa Thiên Huế (222), Bạc Liêu (193), Hà Giang (186), Nghệ An (185), Thái Nguyên (184), Vĩnh Phúc (177), Hậu Giang (175), Cần Thơ (169), Hải Dương (168), Hòa Bình (161), Bình Thuận (156), Bắc Giang (155), Quảng Nam (154), Nam Định (145), An Giang (117), Đắk Nông (114), Đồng Tháp (109), Phú Thọ (108), Quảng Bình (105), Thái Bình (104), Kiên Giang (103), Ninh Bình (102), Yên Bái (101), Hà Nam (98), Sóc Trăng (92), Lạng Sơn (87), Lào Cai (81), Đồng Nai (81), Sơn La (79), Phú Yên (77), Hà Tĩnh (66), Quảng Trị (66), Tiền Giang (65), Tuyên Quang (59), Ninh Thuận (50), Điện Biên (49), Long An (44), Lai Châu (39), Kon Tum (38), Cao Bằng (37), Bắc Kạn (26), Bình Dương (25), Gia Lai (3).
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.866 ca.
- Số ca tử vong trong ngày: 256 ca.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc Covid - 19 do biến chủng Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), Thành phố Hồ Chí Minh (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).
- Cả nước có 1.930.428 ca nhiễm trong đó có 4.486 ca nhập cảnh và 1.925.942 ca nhiễm trong nước.
- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 1.924.372 ca, trong đó có 1.594.139 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
- Trong số các bệnh nhân nhiễm Covid - 19 tại Việt Nam có 1.596.960 ca đã khỏi bệnh, 298.681 ca đang điều trị và 34.787 ca tử vong.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.135.667 mẫu tương đương 75.857.329 lượt người, tăng 78.837 mẫu so với ngày trước đó.
* Chiều 11/1: Tỷ lệ bao phủ mũi 1 vaccine phòng Covid -19 ở Việt Nam đạt 100%
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid - 19 đến 15h ngày 11/1, cả nước đã tiêm trên 162,2 triệu liều vaccine phòng Covid - 19; riêng ngày 10/1, có gần 1,1 triệu liều vaccine được tiêm chủng.
Đến ngày 10/1, số liều vaccine phòng Covid - 19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 147.346.994 liều, trong đó có 70.338.486 mũi 1; 65.183.660 mũi 2; 1.295.563 mũi 3 (vaccine Abdala); 3.008.655 liều bổ sung và 7.520.630 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 100% và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản là 92,6% dân số từ 18 tuổi trở lên
Có 36/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 22/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 05/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80% là Hưng Yên (78,4%), Nghệ An (76,8%), Hà Giang (73,7%), Cao Bằng (78,5%) và Sơn La (74,2%).
Về triển khai tiêm vaccine phòng Covid - 19 cho đối tượng từ 12-17 tuổi, báo cáo của Bộ Y tế cho biết, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 13.930.813 liều, trong đó có 7.953.138 mũi 1 và 5.977.675 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 89,2% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 67,0% dân số từ 12 -17 tuổi.
32 tỉnh thành, phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Nông, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Phước, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.
* Sau tiêm vaccine phòng Covid - 19 bao lâu thì hiến máu được?
TS. Bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, cho biết hiện nay, chúng ta có 9 loại vaccine phòng Covid - 19. Mỗi loại đều có các khuyến cáo về thời gian có thể tham gia hiến máu khác nhau.
Có loại vaccine sản xuất theo phương pháp truyền thống là 'bất hoạt' virus (sử dụng virus có vật chất di truyền đã bị phá hủy) thì sau tiêm một tháng, chúng ta mới có thể hiến máu.
Các loại vaccine sản xuất bằng các phương pháp mới chỉ cần 1 - 2 tuần có thể tham gia hiến máu.
"Tuy nhiên, quan trọng nhất là thời điểm đi hiến máu, người hiến máu không có tác dụng phụ nào từ việc tiêm vaccine phòng Covid - 19". Tuy nhiên, lưu ý những người từng mắc Covid - 19 chưa nên hiến máu. Họ cần ưu tiên nghỉ ngơi để lấy sức. Những trường hợp này có thể tham gia hiến máu sau 3-6 tháng. Bác sỹ Khánh nhấn mạnh.
* Kon Tum tạm dừng hoạt động các điểm khai báo y tế phòng, chống dịch Covid - 19 trên địa bàn từ 0h ngày 12/1
UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thu hồi trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế…; tổng dọn vệ sinh, khử trùng trước khi rời khỏi điểm khai báo y tế. Các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế… phục vụ điểm khai báo y tế được bảo quản, tiếp tục sử dụng cho công tác phòng, chống dịch phù hợp khi cần thiết.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu cấp ủy, UBND, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid - 19 các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tăng cường nâng cao năng lực, phát huy vai trò, trách nhiệm đối với công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là năng lực xử lý khi có ca bệnh, chùm ca bệnh trong cộng đồng;
Thông báo rộng rãi và yêu cầu người đến/về địa bàn phải khai báo y tế bắt buộc, nhất là thời điểm từ nay đến tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; xây dựng phương án cụ thể xử lý ca, chùm ca Covid - 19 cộng đồng và tổ chức diễn tập phù hợp; chủ trì, kích hoạt ngay các Tổ chăm sóc người mắc Covid - 19 tại cộng đồng khi có trường hợp F0 cách ly điều trị tại nhà…
Đến sáng 11/1, Gia Lai đã ghi nhận 1.583 trường hợp dương tính với SARS - CoV - 2, trong đó trên 900 trường hợp khỏi bệnh.
Công tác tiêm vaccine phòng Covid - 19 được Kon Tum đẩy mạnh triển khai, với 84,86% người trên 18 tuổi và 73,79% người từ 12 – 17 tuổi đã được tiêm 2 mũi trở lên.
* Quảng Bình tổ chức triển khai tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid - 19
Sáng 11/1, tại 2 điểm tiêm Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới và Trung tâm Huấn luyện thể dục thể thao Công an tỉnh Quảng Bình đã tổ chức triển khai tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid - 19 cho lực lượng tuyến đầu và các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Hiện 95,86 % người trên 18 tuổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng Covid - 19 mũi 1; mũi 2 là 90,86%; Có 95,58% người trên 50 tuổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid - 19.
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid - 19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 10/01/2022 đến 6 giờ ngày 11/01/2022), Quảng Bình ghi nhận thêm 103 ca mắc COVID-19, trong đó có 82 ca cộng đồng, 53 ca liên quan chùm ca bệnh chợ Cuồi (xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá), 15 ca chưa rõ nguồn lây; trong ngày có 76 ca xuất viện.
Tổng số người về từ vùng dịch dương tính với virus SARS - CoV - 2 là 695 ca
Tổng số ca CCovid - 19 của tỉnh đến nay là 4.420; số ca điều trị khỏi là 3.749, còn 203 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 372 bệnh nhân Covid - 19 đang điều trị tại nhà.
* Bộ Y tế thông tin về các cảnh báo, thận trọng khi dùng thuốc điều trị Covid - 19 Molnupiravir
Bộ Y tế cho biết vừa qua, một số báo có đăng tải thông tin về việc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) "loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị Covid - 19 do lo ngại tác dụng phụ".
Tuy nhiên, theo trang tin india.com đăng tải ngày 05/01/2022 trích dẫn ý kiến của TS Bhargava, Tổng Giám đốc của ICMR – là Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng phác đồ điều trị Covid - 19 tại Ấn Độ - về việc ICMR đến nay vẫn chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị Covid - 19 theo phác đồ của ICMR do quan ngại về một số phản ứng phụ như đột biến gen, tổn hại đến cơ và xương có thể dẫn tới các nguy cơ cho việc mang thai và cho trẻ em (không phải ICMR loại Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid - 19).
Bộ Y tế chiều 11/1 cho biết, đến nay chưa có thông tin về quyết định chính thức từ Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) hoặc Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ về việc "loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị COVID-19 do lo ngại tác dụng phụ"
Tại Ấn Độ, tháng 12/2021, Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ (CDSCO) đã cấp phép sản xuất và lưu hành cho thuốc Molnupiravir cho một số nhà sản xuất của Ấn Độ và các thông tin về các phản ứng phụ nêu trên đã được ghi rõ trong giấy phép lưu hành.
Cho đến nay chưa có thông tin về một quyết định chính thức được ban hành từ ICMR hoặc Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ về nội dung trên.
Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường
Ý kiến của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đối với tác dụng phụ và các khuyến cáo quan trọng đối với việc sử dụng thuốc Molnupiravir tại cuộc họp ngày 08/01/2022:
Thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành có điều kiện tại Anh (ngày 04/11/2021), phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Mỹ (ngày 23/12/2021), tại Nhật Bản (ngày 25/12/2021) và phê duyệt sử dụng tại một số quốc gia khác để điều trị Covid - 19.
Căn cứ các chỉ định, các khuyến cáo của thuốc Molnupiravir được phê duyệt bởi Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan Quản lý Dược và Sản phẩm Y tế của Anh (MHRA), các nội dung quan trọng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị Covid - 19 như sau:
Về chỉ định: Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid - 19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS - CoV - 2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Về giới hạn sử dụng thuốc: Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid - 19.
Về cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng;
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.
Đối với nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Liên quan đến thuốc Molnupiravir, tính đến ngày 8/1, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ hơn 400.000 liều thuốc phục vụ điều trị bệnh nhân Covid - 19 thể nhẹ tại 53 địa phương.
Hoàng Lan
Cùng chuyên mục
- Tags:
- thuốc Molnupiravir /
- Omicron /
- bản tin covid /
- vaccine /
- COVID /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
DNTH: Với sứ mệnh và mục tiêu trở thành hệ thống y tế hàng đầu của Việt Nam, thời gian qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (thành phố Hải Phòng) đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đầu tư trang thiết...
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
DNTH: Bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội ngày càng phức tạp và có diễn biến khó lường từ nhẹ đến nguy kịch. Tin vui là vaccine Qdenga (Nhật Bản) đã được Bộ Y tế cấp phép, đánh dấu bước tiến lớn trong công tác y tế dự phòng...
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
DNTH: Nhiều người cho rằng nhà có nhiều cửa sổ sẽ giúp đón ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt, mang lại cảm giác thoáng mát và rộng rãi cho ngôi nhà. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc mở quá nhiều cửa sổ có thể ảnh hưởng...
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
DNTH: Sau nhiều năm mỏi mòn “tìm con”, nhờ cơ duyên tìm đúng nơi, gặp đúng thầy thuốc, 3 gia đình hiếm muộn tại làng biển thôn Ngoài, Phù Long, Cát Hải, Hải Phong đã đón nhận được phép màu mang tiếng khóc trẻ thơ.
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
DNTH: Hismart đồng hành cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) với hành trình sẻ chia yêu thương tại dải đất miền Trung.
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
DNTH: Ngày 26/11, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tại kỳ họp HĐND tỉnh vào cuối năm 2024 sẽ thông qua nghị quyết quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Gia Lai...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
-
Hà Nội đề xuất duy trì Sở GTVT, Sở Xây dựng khi sắp xếp bộ máy
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...