Bất ngờ với trụ sở chính của Công ty Mayon-SL

11:15 | 08/03/2022

DNTH: Được giới thiệu là có nguồn vốn từ châu Âu chuyển vào Việt Nam giải ngân thông qua Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mayon-SL (Công ty Mayon-SL) do ông Kim Seng Long làm đại diện pháp luật, tuy nhiên ngành nghề chính của của doanh nghiệp này là buôn bán thực phẩm (buôn bán gạo), trụ sở công ty làm quán cà phê, không treo bảng hiệu.

Trụ sở không có bảng hiệu 

Liên quan đến việc ông Kim Seng Long đại diện pháp luật của Công ty Mayon-SL và ông Bùi Văn Khanh bị tố cáo lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 2 tỷ đồng của ông Đặng Tấn Thuận mà Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn đã phản ánh, ngày 7/3, PV đã tìm hiểu trực tiếp tại trụ sở doanh nghiệp này tại số 38 Lý Long Tường, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại địa chỉ mà Công ty Mayon-SL đăng ký là một căn biệt thự đang hoạt động kinh doanh quán cà phê và buôn bán một số mặt hàng trái cây nhỏ lẻ, phía ngoài không có bảng hiệu thể hiện Công ty Mayon-SL, có rất ít người qua lại trụ sở chủ yếu là khách uống cà phê.

z3241058042513_157040c4727821d62e10b61c9d593bbf
 Trụ sở chính của công ty Mayon -SL nơi ông Kim Seng Long ở và làm việc.

Theo dữ liệu của PV, Công ty Mayon-SL được thành lập ngày 20/8/2019 có vốn điều lệ 750 tỷ đồng với 2 thành viên góp vốn là ông Kim Seng Long (Quốc tịch Campuchia) góp 525 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ và ông Cao Minh Quế (Thanh Hoá) góp 225 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ. Tính đến ngày 1/7/2021, doanh nghiệp này đăng ký thay đổi lần thứ 6.

Hiện Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mayon-SL có nhiều văn phòng đại diện và chi nhánh trên cả nước, cụ thể:  Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mayon-SL Cần Thơ (do ông Kim Seng Long đại diện), Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mayol-SL Đà Nẵng (do ông Lê Đăng Sơn đại diện), Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mayon-SL Thanh Hoá (do ông Cao Minh Quế đại diện)… 

Theo chia sẻ của ông Kim Seng Long, Công ty Mayon-SL làm ăn đàng hoàng và có nhiều dự án, nguồn vốn đầu tư chuyển vào Việt Nam là có thật chứ không phải lừa đảo.

Sau khi Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn có bài: “Chuyển tiền để giải ngân vốn đầu tư nước ngoài, bị lừa hơn 2 tỷ đồng” ông Kim Seng Long đã liên hệ với PV để cung cấp thông tin thêm qua email tuy nhiên đến trước thời điểm bài viết được thực hiện PV vẫn chưa nhận được email phản hồi của ông.

Ông Kim Seng Long cũng cho biết, ông rất bực mình về cách làm việc của ông Khanh, không đâu ra đâu. Nếu ông Khanh nhờ ông giúp thì ông sẽ giúp.

Liên quan đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam, theo ông Đặng Tấn Thuận trình bày các công ty nhận vốn đầu tư nước ngoài gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Mayon-SL, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Thương mại Hoàng Tuấn (190D/6A, Trần Vĩnh Kiết, KV2, phường An Bình, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), Công ty TNHH MTV Nông Lâm nghiệp Hoàn Mỹ Cao Nguyên (42/22 Lê Lợi, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai). Người đại diện pháp luật kiêm giám đốc cho doanh nghiệp này là ông Bùi Văn Khanh.

Theo trình bày của ông Thuận, ông Khanh giới thiệu đang có một nguồn vốn từ châu Âu về Việt Nam để đầu tư vào dự án điện năng lượng mặt trời Krông Pa 2 (Gia Lai), tuy nhiên, nguồn vốn này đang được giữ tại tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, muốn lấy được thì phải làm việc, nộp các khoản thuế, chi phí liên quan với ngân hàng nhà nước, cơ quan an ninh tiền tệ. Do đó, Khanh kêu gọi ông Thuận chuyển tiền để ông nộp, giải ngân được vốn đầu tư dự án.

Đồng thời, ông Khanh hứa sau khi hoàn tất việc giải ngân, công ty của ông Thuận sẽ được ưu tiên thầu một số công trình xây dựng trong dự án để thi công. 

Để tạo lòng tin cho ông Thuận, ông Khanh đã cung cấp các lệnh chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản Công ty Mayon-SL do ông Kim Seng Long đứng tên và giới thiệu Công ty Mayon-SL được nhà đầu tư châu Âu giải ngân để thực hiện dự án.

z3240093347062_a1c2118bb0e9f26ee5edd2f03255d77d (1)
 Công ty Mayon-SL có vốn điều lệ khủng.

Mặt khác, ông Khanh còn cho biết nguồn vốn sẽ được đầu tư rộng rãi để mua lại các dự án điện năng lượng mặt trời, dự án đầu tư bất động sản, hạ tầng, cảng biển,… Vì vậy, nhờ ông Thuận tìm kiếm dự án, quan hệ quen biết để trao đổi, làm việc về các dự án khác nhau trên khắp cả nước.

Tin lời ông Khanh, ông Thuận liên tục chuyển tiền để lo thủ tục giải ngân nguồn vốn. Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2020, ông Thuận đã thực hiện gần 80 lệnh chuyển tiền qua tài khoản và đưa tiền mặt cho ông Bùi Văn Khanh với tổng số tiền là 3.633.883.700 đồng. Ông Thuận cho biết, toàn bộ số tiền nêu trên ông Khanh đều chuyển lại cho ông Kim Seng Long.

Sau một khoảng thời gian dài chuyển tiền, nhưng không thấy có dự án nào được triển khai liên quan đến Công ty Mayon-SL cùng nhóm công ty của ông Bùi Văn Khanh và ông Kim Seng Long nên ông Thuận đã yêu cầu ông Khanh và ông Kim Seng Long cung cấp thông tin, tài liệu pháp lý liên quan đến dự án do vốn đầu tư nước ngoài đầu tư nhưng không được cung cấp.

Nhận thấy bị lừa nên ông Thuận đã chấm dứt ngay việc chuyển tiền cho ông Khanh kể từ tháng 7/2020, đồng thời, yêu cầu ông Kim Seng Long và ông Bùi Văn Khanh trả lại toàn bộ số tiền mà ông đã chuyển. Đến nay, số tiền mà ông Kim Seng Long và ông Khanh còn nợ ông Thuận ước tính khoảng 2.178.255.579 đồng.

Tuy nhiên, theo ông Thuận, cả ông Kim Seng Long và ông Bùi Văn Khanh đều tránh né, đổ lỗi cho nhau không chịu trả tiền cho ông.

Xác nhận với PV, ông Kim Seng Long cũng từ chối không có liên quan đến số tiền trên và cho rằng đó là việc làm ăn giữa cá nhân ông Thuận và ông Khanh.

 Cảnh giác với "chiêu" giải ngân vốn đầu tư nước ngoài

Theo Cục An ninh Tài chính Tiền tệ và Đầu tư, Bộ Công an từng cảnh báo, nạn nhân các đối tượng nhằm vào là các cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất. Một số trường hợp đánh vào lòng tham của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo về phía cá nhân phần lớn là những người lao động tự do, một số trường hợp đã có tiền án tiền sự, nhiều trường hợp có mối quan hệ không rõ ràng. 

Về phía các doanh nghiệp thì phần lớn không có địa chỉ rõ ràng, thường xuyên thay đổi địa chỉ kinh doanh; các tổ chức tài chính, nhân đạo quốc tế, phi chính phủ không có thật.

Trong trường hợp này, thông qua các mối quan hệ vòng vo, các đối tượng tìm cách tiếp xúc với các cán bộ lãnh đạo, có uy tín, có chức vụ để nhờ cậy, tác động, tạo sức ép với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương để gửi đơn, đề nghị giúp đỡ, tạo điều kiện.  

Đối tượng nhằm vào các địa phương gặp khó khăn về vốn đầu tư thực hiện các dự án phát triển kinh tế; trình độ dân trí chưa cao, thiếu hiểu biết về các quy định của Nhà nước trong việc tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài.

z3226172912175_05df2a6b97ffeb17c60aa30ed579c7f4
Các chứng thư lệnh chuyển tiền để tạo lòng tin cho ông Thuận.

Sau đó, các đối tượng câu kết, móc nối với các cá nhân (là đại diện các cơ quan, tổ chức, nhà đầu tư không có thật) nước ngoài vào tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước để tạo niềm tin; thành lập doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống với các tổ chức có uy tín trên thế giới dễ gây nhầm lẫn.

Một số trường hợp còn làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước (điện chuyển tiền, séc, trái phiếu, hối phiếu thanh toán quốc tế...) để tạo niềm tin, chứng minh năng lực tài chính, nguồn gốc số tiền, “kho báu”.

Một số đối tượng lợi dụng sơ hở của các cơ quan Nhà nước, ngân hàng trong việc cung cấp các giấy tờ giả xác nhận việc gửi, giữ tài sản, văn bản tiếp nhận đơn thư, đăng ký dự án để hoạt động lừa đảo. 

Một số đối tượng thông qua các hình thức liên lạc (điện thoại, thư điện tử, fax, mạng xã hội) đề nghị các cá nhân làm trung gian để tiếp nhận các khoản tiền thừa kế, cho, tặng cá nhân ở nước ngoài đã chết để được hưởng phần trăm hoa hồng nhằm đánh vào lòng tham của con người. 

Nếu mất cảnh giác, trả lời các đối tượng này sẽ bị đối tượng yêu cầu ứng trước một khoản kinh phí để làm thủ tục nhận tiền rồi chiếm đoạt./.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn

DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...

Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng

DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.

Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu

DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...

PV GAS và PV Power ký hợp đồng mua bán chuyến tàu LNG đầu tiên cung cấp cho chạy thử các nhà máy điện

DNTH: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa tổ chức lễ ký hợp đồng cung cấp LNG phục vụ việc chạy thử Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 4.

BSR tổ chức Hội nghị tập huấn cấp ủy năm 2024

DNTH: Đảng ủy Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức Hội nghị tập huấn cấp ủy năm 2024 cho các cấp ủy trực thuộc.

XEM THÊM TIN