Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội sẽ thuê đơn vị độc lập tính giá nước sạch

15:10 | 22/11/2019

DNTH: Hà Nội cũng có lộ trình hạn chế khai thác, tiến tới dừng việc sử dụng nước ngầm vì gây ra tình trạng sụt lún, ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến giá bán nước sạch đang được bàn luận  nhiều thời gian qua, sáng 22/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, thành phố sẽ thuê công ty tư vấn độc lập tính giá thành sản xuất nước sạch. Sau khi có kết quả tính giá thành, UBND thành phố sẽ xem xét và quyết định giá bán.

 Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. (ảnh: ANTĐ)

Theo ông Hoàng Trung Hải, đối với các dự án điện thì hồ sơ vay vốn ngân hàng thường làm chặt chẽ ngày từ đầu với giá thành, giá bán, còn dự án nước sạch sông Đuống là dự án không nhỏ nhưng cũng không quá lớn nên doanh nghiệp mới đưa ra mức giá tạm tính để làm thủ tục vay vốn ngân hàng.

Cũng theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố đang tính toán có lộ trình hạn chế khai thác và tiến tới dừng việc sử dụng nước ngầm vì gây ra tình trạng sụt lún, ô nhiễm môi trường. Như ở đồng bằng sông Cửu Long, việc lấy nước ngầm để sản xuất nông nghiệp đã gây lún khoảng 14cm. Hà Nội cũng đã tính toán tới vấn đề này nhưng hiện chưa ảnh hưởng do nền đất cứng hơn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

"Nhưng không được chủ quan, bởi như Thái Lan đã bị sụt lún. Chúng ta đi trên đường phố Thái Lan, có thể thấy một số vị trí đã sụt lún"- ông Hoàng Trung Hải nói và nhấn mạnh, hiện Hà Nội vẫn còn 50% nước ngầm, song theo lộ trình sẽ đẩy tỷ lệ sử dụng nước mặt lên bao nhiêu thì giảm tỷ lệ sử dụng nước ngầm xuống bấy nhiêu, để tương ứng"- Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết. 

Với nhà máy nước mặt sông Đuống, ngay từ khi đồng ý chủ trương đầu tư dự án này, thành phố Hà Nội đã chấp thuận bán giá nước sạch tối đa (tạm tính) của Nhà máy nước sông Đuống là 10.246 đồng/m3, lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

Theo lý giải của ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, việc xác định giá nước sạch tạm tính tối đa nước mặt sông Đuống trên nguyên tắc "tính đúng, tính đủ" cụ thể đó là: Chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý doanh nghiệp (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%, lợi nhuận định mức tối thiểu 5%. 

"Trên cơ sở tính toán của liên Bộ, nước sạch sông Đuống có giá tạm tính 10.246 đồng/m3. Mức này chỉ là mức tạm tính tối đa, còn mức cụ thể thì chỉ khi nào nhà máy đi vào hoạt động chính thức" - ông Hà nói.

Ở một diễn biến khác, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 15/11, trả lời câu hỏi về dự án nhà máy nước sông Đuống vay tới 80% số tiền đầu tư, tác động đến giá thành bán nước như thế nào, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, doanh nghiệp vay vốn là chuyện bình thường và họ phải chấp nhận nếu có rủi ro.

Tổng mức đầu tư, doanh nghiệp đưa ra mới là dự toán, khi quyết toán công trình có thể sẽ thấp hơn, cũng có thể cao hơn, quyết toán xong mới cấu thành giá thành và thành phố mới ký chính thức. Còn thành phố "chắc chắn không bao giờ bù giá" nếu doanh nghiệp lỗ./.

Theo VOV.VN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân

Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...

Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường

Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.

Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo

Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa

Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...

Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”

DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...

XEM THÊM TIN