Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải: Thái Nguyên phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số trong 5 năm tới

10:27 | 27/01/2021

DNTH: Tỉnh sẽ xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 700 doanh nghiệp số.

PGS.TS Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên – chia sẻ với VietTimes ngay trong những ngày làm việc đầu tiên của Đại hội XIII của Đảng.

- Thưa bà, Thái Nguyên - nơi bà đang là người đứng đầu về công tác Đảng - là mảnh đất chiến khu đầy tự hào khi xưa, giờ ra sao?

- Bà Nguyễn Thanh Hải: Thái Nguyên, vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là cửa ngõ kết nối quan trọng của các tỉnh vùng Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải: Thái Nguyên phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số trong 5 năm tới ảnh 1
Bà Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên - luôn trăn trở để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong quá trình phát triển, đặc biệt là nhiệm kỳ qua, Thái Nguyên đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tạo bước đi vững chắc trong phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vị thế quan trọng của một tỉnh trung tâm vùng và cực tăng trưởng phía Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Thực tế, năm 2020, thu ngân sách nhà nước đạt gần 16 nghìn tỉ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2015. Môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực.

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 nêu rõ, tại nhiệm kỳ vừa qua, điểm nhấn trong phát triển của Thái Nguyên là cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và bứt phá ở khu vực công nghiệp. Là Bí thư Tỉnh ủy, xin bà chia sẻ trong nhiệm kỳ mới, Thái Nguyên đã xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện ra sao để phát huy được thành tựu này?

- Bà Nguyễn Thanh Hải: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới xác định mục tiêu vào năm 2030, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía nam; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Trong cơ cấu phát triển kinh tế, tỉnh sẽ chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải: Thái Nguyên phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số trong 5 năm tới ảnh 2
Đoàn Đại biểu tỉnh Thái Nguyên tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Về quản lý, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Tập trung rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đạo đức công vụ. Đồng thời, quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Đặc biệt, chúng tôi quan tâm chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phát triển tiềm năng du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu lọt top tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

- Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ (…) tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số”. Đây là một trong những khâu quan trọng để nền kinh tế số có thể hình thành và phát triển và đây cũng là một trong nhiều nét mới trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII lần này. Quá trình thực hiện chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số ở Thái Nguyên có gì khó khăn không, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thanh Hải: Chuyển đổi số là xu hướng phát triển mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành, các địa phương, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế. Đó là hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ; nhiều doanh nghiệp của tỉnh còn chưa chủ động tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải: Thái Nguyên phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số trong 5 năm tới ảnh 3
Thái Nguyên khẳng định vị thế quan trọng của một tỉnh trung tâm vùng và cực tăng trưởng phía Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Hiện nay, tại Thái Nguyên, quy mô kinh tế số còn nhỏ. Việc chuyển đổi số đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó là cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin thấp, số doanh nghiệp công nghệ thông tin phục vụ quá trình chuyển đổi số chưa nhiều...

- Một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ở Thái Nguyên, định hướng này sẽ được triển khai như thế nào?

- Bà Nguyễn Thanh Hải: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thể hiện ý chí mạnh mẽ của hệ thống chính trị, là yếu tố then chốt thúc đẩy chuyển đổi số.

Từ thực tiễn địa phương, Thái Nguyên xác định cần chủ động trong chuyển đổi số để tạo đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết đầu tiên trong chương trình công tác của BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ mới chính là Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết được Ban chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên thông qua vào ngày 31/12/2020 vừa qua, với mục tiêu phấn đấu đưa tỉnh trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố và năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải: Thái Nguyên phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số trong 5 năm tới ảnh 4
Đảng xác định cần tận dụng tốt các cơ hội, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, đưa đất nước tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Ảnh mang tính minh hoạ.

- Xin bà cho biết một số giải pháp cụ thể mà nhân dân Thái Nguyên đồng lòng thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể trên, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thanh Hải: Tỉnh tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tỉnh đặt ra yêu cầu đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; tiên phong, đi đầu trong việc chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của địa phương, đơn vị.

Thái Nguyên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có trên 700 doanh nghiệp số.

Cùng với đó, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin; xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên đặt mục tiêu xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh là thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên. Thái Nguyên đặt mục tiêu triển khai cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 trên thiết bị di động thông minh; thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.

- Xin cảm ơn bà!

Bà Nguyễn Thanh Hải (quê quán Hà Nội) là Phó giáo sư, Tiến sĩ vật lý, từng là giảng viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội; Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Tại Đại hội XII của Đảng (2016) bà được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII. Tiếp đó, tại kỳ họp XI Quốc hội khóa XIII (tháng 4/2016), bà được Quốc hội bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, thay ông Đào Trọng Thi.

Năm 2016, bà Nguyễn Thanh Hải được Trung ương đề cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, sau đó được Quốc hội bầu vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ chức vụ Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tới cuối tháng 5/2020, bà Hải được Bộ Chính trị phân công, điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên nhiệm kỳ 2015-2020, thay cho ông Trần Quốc Tỏ được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an.

Theo Viettimes

https://viettimes.vn/bi-thu-tinh-uy-nguyen-thanh-hai-thai-nguyen-phan-dau-co-tren-700-doanh-nghiep-so-trong-5-nam-toi-post142367.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

An Mộc Trà - Điểm hội tụ doanh nghiệp khởi nghiệp

DNTH: Thương hiệu An Mộc Trà & Decor đã chính thức ra mắt chuỗi 15 trà quán mang phong cách thiền và nghệ thuật gỗ lũa độc đáo. Trà quán của An Mộc Trà hiện đang trải rộng khắp các quận nội ngoại thành Hà Nội.

Liên danh Công ty Thăng Long – Hương Quỳnh: Dấu hiệu nhà thầu 'quen mặt' thi công không đúng hồ sơ phê duyệt

DNTH: Công ty TNHH thương mại xây dựng và dịch vụ Thăng Long; Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Hương Quỳnh liên tiếp trúng các gói thầu do UBND huyện Ba Vì, TP. Hà Nội mời thầu. Điều đáng nói, các gói thầu có giá trị lớn, nhưng tỷ lệ...

Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới giảm 2,6%

DNTH: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024 có 4.241 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng đó, có 1.137 doanh nghiệp bất động sản giải thể, cũng giảm nhẹ...

Prudential Việt Nam giữ vững vị thế Doanh nghiệp Bền vững và Kinh doanh có trách nhiệm

DNTH: Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh trong khuôn khổ Lễ công bố các doanh nghiệp Bền vững Việt Nam 2024 - giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp tăng...

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng

DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...

Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp

DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.

XEM THÊM TIN