Thứ hai, 02/10/2023, 01:52

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức và sự kiện Vấn Đề Sự Kiện

Bộ Công Thương: Nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý

DNTH: Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, đại diện Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến 23/5 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Và có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 1 dự án điện mặt trời).
Bộ Công Thương: Nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý  - Ảnh 1.
Để nhanh chóng đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên và kinh phí đầu tư của chính các nhà đầu tư, cần sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Cục Điều tiết điện lực, hiện có 8 nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 và 77 nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá bán điện FIT tại Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ với tổng công suất của 85 nhà máy điện chuyển tiếp này là 4.736 MW.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT và Quyết định số 21/QĐ-BCT làm cơ sở cho EVN và các dự án chuyển tiếp thỏa thuận giá điện bảo đảm không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành (được xác định căn cứ trên cơ sở các số liệu suất đầu tư dự án có xét đến xu hướng giảm suất đầu tư của các loại hình mặt trời, điện gió trên thế giới).

Cụ thể, suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống còn 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống còn 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.

Ví dụ, đối với các dự án mặt trời mặt đất, giá FIT 2 (ban hành năm 2020 là 7,09 cent/kWh) đã giảm 8%/năm so với giá FIT1 (ban hành năm 2017); khung giá phát điện (ban hành tháng 1/2023) giảm khoảng 7,3%/năm so với giá FIT2 (ban hành năm 2020).

Chủ đầu tư 'chê' giá rẻ

Ông Trần Việt Hoà, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho rằng: Việc "chạy đua" để kịp thời gian hưởng ưu đãi giá FIT, vì thời gian giải phóng mặt bằng và thi công quá gấp rút, dẫn tới nhiều dự án có chi phí đầu tư rất đắt đỏ. Vì thế, một số chủ đầu tư các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp coi khung giá mua điện năng lượng tái tạo thấp hơn kỳ vọng, nên không gửi hồ sơ để đàm phán giá điện với EVN, dẫn đến kéo dài thời gian đàm phán, gây lãng phí nguồn lực. 

Tính đến ngày 20/3/2023 (hơn 2 tháng từ khi Quyết định số 21/QĐ-BCT có hiệu lực ngày 7/1/2023), EPTC mới nhận được 1 bộ hồ sơ của nhà đầu tư, mặc dù trước đó đã gửi văn bản cho 85 nhà đầu tư đề nghị gửi hồ sơ để có cơ sở triển khai đàm phán theo đúng quy định pháp luật.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, theo thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét thỏa thuận giá tạm thời cho các nhà máy này, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới (đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định).

Còn 33 nhà máy điện chưa gửi hồ sơ đàm phán

Tính đến thời điểm ngày 26/5, có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 3.155 MW (chiếm tỉ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đến EVN. 

Trong đó, 42 nhà máy với tổng công suất 2.258,9 MW đã đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN; 36 nhà máy với tổng công suất 2.063,7 MW đề xuất giá điện tạm bằng 50% khung giá để làm cơ sơ huy động. Hiện vẫn còn 33 nhà máy điện với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỉ lệ khoảng 33%).

Bên cạnh đó, có nhiều chủ đầu tư vi phạm các các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… nên còn chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3/2023 nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.

Chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý để chính thức vận hành

Nói về việc hoàn thiện hồ sơ để sớm được vận hành nhà máy, Cục Điều tiết điện lực cho biết: Trong quá trình triển khai dự án, các chủ đầu tư phải chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, điện lực, quy hoạch, môi trường, phòng cháy chữa cháy… Theo quy định tại Luật Điện lực, các dự án điện trước khi được đưa vào khai thác cần được cấp giấy phép hoạt động điện lực. 

Tuy nhiên, theo thống kê, tính đến 23/5/2023, mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp (chiếm khoảng 18,8%) đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Đối với 19 nhà máy điện đã thống nhất giá tạm thời thì có 13 nhà máy điện đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, trong đó 12 nhà máy điện được cấp với toàn bộ công suất theo quy hoạch, 1 nhà máy điện gió mới được cấp giấy phép một phần.

Đáng nói, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 1 dự án điện mặt trời).

"Từ số liệu về giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp nêu trên, có thể thấy việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để cấp giấy phép hoạt động điện lực còn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, dẫn tới việc chậm trễ trong khâu chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền", Cục Điều tiết điện lực nhận định.

Việc thoả thuận giá tạm và lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động điện lực trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương cần được các chủ đầu tư thực hiện song song, khẩn trương tối đa, thực hiện đúng hướng dẫn của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các dự án trước pháp luật. Điều này đã được Bộ Công Thương thông tin và có hướng dẫn.

Cụ thể, theo quy định tại các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Điện lực, các dự án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy hoạch phát triển điện lực; thiết kế và xây dựng các hạng mục công trình theo thiết kế được phê duyệt; kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; đáp ứng điều kiện về nhân lực đối với đội ngũ quản lý kỹ thuật, vận hành…

Trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo đã được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 9/9/2020 của Bộ Công Thương.

"Chính phủ cùng các bộ, ngành luôn chia sẻ và đồng hành cùng các nhà đầu tư để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Để nhanh chóng đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên và kinh phí đầu tư của chính các nhà đầu tư, đồng thời bổ sung nguồn điện sạch cho hệ thống điện Quốc gia, cần sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp trên tinh thần thượng tôn pháp luật", Cục Điều tiết điện lực khẳng định.

Đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện, huy động điện cho cao điểm mùa khô

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản chỉ đạo EVN đàm phán với các chủ đầu tư mức giá tạm thời và cho vận hành phát điện lên lưới, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định.

Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN phối hợp với các chủ đầu tư hoàn thiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến EVN như: Thoả thuận đấu nối (nếu đã hết hạn) trước ngày 5/6; hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định trước ngày 10/6 đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm, xem xét kết quả thử nghiệm của các nhà máy điện, bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các quy định có liên quan.

Rà soát quy trình thử nghiệm, công nhận ngày COD của nhà máy điện mặt trời, điện gió, bảo đảm chặt chẽ, đơn giản hoá và đúng quy định; khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, bảo đảm đơn giản hoá thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định.

Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm thời cho 19 nhà đầu tư đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm trong thời gian đàm phán với tổng công suất 1.346,82 MW và hiện có thêm 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2023. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy nỗ lực đàm phán của các chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên. Tình hình thực hiện thủ tục của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được EVN cập nhật trên trang thông tin điện tử www.evn.com.vn.

Đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp còn vướng mắc thủ tục pháp lý, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc cũng như đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền. Đồng thời, yêu cầu Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn các chủ đầu tư vướng mắc về quy hoạch trong quá trình điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Hiện nay, hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN phải tăng cường huy động các nguồn điện sẵn có để bổ sung cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện.

 

Theo Báo Chính Phủ

Cùng chuyên mục

Báo động tình trạng suy giảm san hô tại Biển Đông

Báo động tình trạng suy giảm san hô tại Biển Đông

Giới chuyên gia báo động về thực trạng các rạn san hô và nguồn cá ở Biển Đông đang bị hủy hoại, phần lớn do hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo trái phép và đánh bắt quá mức của Trung Quốc.
Á hậu Doanh nhân Hoàn vũ 2017 Nguyễn Ngọc Quỳnh: Sẽ dấn thân vào showbiz

Á hậu Doanh nhân Hoàn vũ 2017 Nguyễn Ngọc Quỳnh: Sẽ dấn thân vào showbiz

DN&TH; Đạt danh hiệu Á hậu của cuộc thi Doanh nhân Hoàn vũ 2017 được tổ chức tại Osaka Nhật Bản, cô gái vùng cao Nguyễn Ngọc Quỳnh thực sự xứng đáng bởi tài năng và sắc đẹp cô sở hữu. Sinh ra tại vùng núi cao Thị trấn Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ngay từ nhỏ Ngọc Quỳnh đã khao khát học hỏi và chăm chỉ làm việc đỡ đần cho gia đình. Năm lên 8 tuổi, gia đình Ngọc Quỳnh chuyển về sinh sống tại Hà Nội. Trong suốt 12 năm học phổ thông, luôn là học sinh giỏi xuất sắc, chăm ngoan, trò giỏi… được thầy cô và bạn bè yêu quý.
Gánh hai chữ “ổn định” không hề nhẹ

Gánh hai chữ “ổn định” không hề nhẹ

Giữ ổn định sẽ tạo nền tảng quan trọng cho phát triển. Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực không ngừng để gánh hai chữ “ổn định” khi mà nhiệm vụ hằng ngày càng trở nên phức tạp và nặng nề hơn do những diễn biến mới của tình hình khu vực và thế giới.
Không được lợi dụng niềm tin tôn giáo để trục lợi!

Không được lợi dụng niềm tin tôn giáo để trục lợi!

Trong khi tình trạng “dâng sao giải hạn” được tiến hành tại một số cơ sở tôn giáo vào dịp đầu năm đang bị nhiều người dân phê phán, phản đối, thì hoạt động “thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) bị phát hiện vừa qua lại tiếp tục gây bức xúc dư luận. Hiện tượng lợi dụng niềm tin hoang đường để hành nghề mê tín dị đoan nhằm trục lợi đang đòi hỏi tổ chức tôn giáo liên quan cùng cơ quan hữu quan cần sớm vào cuộc giải quyết để gìn giữ sự lành mạnh của xã hội, đồng thời bảo đảm việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Buổi gặp mặt đặc biệt mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Buổi gặp mặt đặc biệt mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Sáng 4/3, tại Hà Nội, Ban nữ công-Công đoàn Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Nhóm không chính thức các Đại sứ về Bình đẳng giới và Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm Ngày quốc tế phụ nữ 8/3.
Chùm ảnh: Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp

Chùm ảnh: Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp

Sáng 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến và truyền hình trực tiếp với chủ đề: “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”.
Vững tâm thế trong khó khăn

Vững tâm thế trong khó khăn

DNTH: Đại dịch Covid - 19 đang diễn biến bất thường, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, cũng như chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra. Trước tình hình này, doanh nghiệp (DN) cần vững tâm thế sống chung với dịch bệnh trong thực hiện nghị quyết của Quốc hội (QH).
Bộ trưởng Bộ TT&TT: Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để giải quyết vấn nạn tin giả, người dùng MXH phải định danh còn các nền tàng MXH phải tuân thủ pháp luật.