Bộ GD&ĐT kêu gọi cán bộ toàn ngành ủng hộ tối thiểu 01 ngày thu nhập

08:46 | 11/09/2021

DNTH: Chương trình “Máy tính cho em” được Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.

may-tinh-cho-em
Ảnh minh họa/ITN.

Ngày 10/9, Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành văn bản số 3961/BGDĐT-CĐN gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD&ĐT, Giám đốc các sở GD&ĐT; Chủ tịch Công đoàn Giáo dục các tỉnh/thành phố; Giám đốc/Hiệu trưởng/Chủ tịch Công đoàn các đại học, học viện; trường đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc vận động quyên góp, ủng hộ Chương trình “Máy tính cho em”.    

Văn bản ghi rõ: Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và ảnh hưởng rất nặng nề tới đời sống kinh tế - xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố.

Ngành Giáo dục cũng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Hàng triệu học sinh không thể tới lớp, tới trường. Việc chuyển sang dạy và học trực tuyến là cần thiết và không thể tránh khỏi.

Do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, không đủ điều kiện, khả năng để trang bị thiết bị học tập trực tuyến thiết yếu như: Máy tính, máy tính bảng, tivi,... dẫn đến hàng triệu học sinh không có cơ hội được học tập khi ngành Giáo dục chuyển trạng thái hoạt động trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 3/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19 và Công văn số 6218/VPCP-KGVX ngày 7/9/2021 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến; trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam  đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT/Chủ tịch Công đoàn ngành; Giám đốc/Hiệu trưởng/Chủ tịch Công đoàn của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện ngay các nội dung sau:

Tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc; kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là một ngày thu nhập.

Bộ GD&ĐT  và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Thủ trưởng các đơn vị tận tâm, kịp thời tuyên truyền, vận động, kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động thể hiện trách nhiệm với ngành để tích cực tham gia ủng hộ “Máy tính cho em”; thể hiện truyền thống tốt đẹp “Tương thân tương ái” và “Tất cả vì học sinh thân yêu”, quyết tâm không để một học sinh nào bị mất cơ hội học tập vì đại dịch.

Thông tin liên hệ chi tiết: Đồng chí Phạm Văn Sinh, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (35 Đại Cồ Việt, ĐT: 0906.200.099, email: pvsinh@moet.gov.vn).

Đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD&ĐT, chuyển về tài khoản: Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam, TK: 111 000 052 001, tại: Ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Đống Đa, Hà Nội.

Đối với Sở GD&ĐT các địa phương, giao Công đoàn ngành Giáo dục tại địa phương chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận. Số kinh phí này sẽ sử dụng trên nguyên tắc công khai minh bạch.

Ban Vận động quyên góp, ủng hộ, tiếp nhận, điều phối trang thiết bị học trực tuyến cho học sinh của Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo ưu tiên mua thiết bị học trực tuyến hỗ trợ các đối tượng học sinh khó khăn ngay tại địa phương và có sự điều phối chung giữa các địa phương trong cả nước.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN