Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều tra việc xuyên tạc ngữ liệu sách giáo khoa

10:07 | 18/10/2023

DNTH: Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải nội dung xuyên tạc về ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Đầu năm học mới 2023 - 2024, nhiều tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin về nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa có “sạn". Theo đó, những tài khoản này cho rằng một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: Giã gạo thổi cơm, Bắn Tung Tóe, Bạn An dũng cảm, Bé xách đỡ mẹ, Vẽ gì khó....

Mỗi bài đăng kèm theo hình ảnh và cho rằng, nội dung đó được in trong sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các bài đăng thu hút nhiều ý kiến bình luận tiêu cực về chất lượng sách giáo khoa mới. 

Mỗi bài đăng kèm hình ảnh được mô tả là trang sách có các ngữ liệu này, sau khi chia sẻ đã thu hút nhiều sự quan tâm, bình luận của cư dân mạng.

Tối 17/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những nội dung trên không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được thực hiện tại các nhà trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết: "Đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc". Đồng thời khẳng định, đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được thực hiện tại các nhà trường.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đến nay có 3 bộ sách giáo khoa gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều. Theo đó, các địa phương lựa chọn các bộ sách khác nhau để dạy học.

Năm học 2023 - 2024, học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 (bậc tiểu học); học sinh lớp 6 đến lớp 8 (bậc THCS) và học sinh lớp 10 và 11 (bậc THPT) đã học theo chương trình, sách giáo khoa mới. Năm học tới, các lớp cuối cấp gồm lớp 5, lớp 9, lớp 12 sẽ học theo chương trình, sách giáo khoa mới.

Ngay từ khi mới ra đời, một số sách giáo khoa được giáo viên, phụ huynh phát hiện có “sạn”, một số ngữ liệu chưa phù hợp. Điển hình như ở sách Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, một số ngữ liệu được cho là dài và khó, sử dụng từ ngữ khó hiểu, hình ảnh không gần gũi. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đó đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả chỉnh sửa, hiệu đính nội dung chưa phù hợp. Bên cạnh đó, bài thơ "Bắt nạt" trong cuốn Ngữ văn lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống cũng gây tranh cãi. Nhiều giáo viên chủ động lựa chọn, thay thế bằng ngữ liệu khác bởi mục tiêu giáo dục ở chương trình phổ thông mới là phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, sách giáo khoa không còn là pháp lệnh như trước đây mà chỉ là phương tiện hỗ trợ việc dạy và học.

Dưới đây là hình ảnh một số ngữ liệu đang được lan truyền trên mạng xã hội không có trong sách giáo khoa hiện hành:

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

BSR mở rộng hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn dầu thô chiến lược cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

DNTh: Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan từ ngày 7-8/5, trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Bộ Kinh tế...

Tọa đàm: "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay"

DNTH: Chiều 9/5/2025, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia LB Nga

DNTH: Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sáng 10/5/2025, giờ địa phương (chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội...

Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính

DNTH: Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất

DNTH: Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

DNTH: Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình “không được khỏe như mấy năm trước”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của...

XEM THÊM TIN