Bộ NN và PTNT: Cần những chính sách kịp thời kích cầu sản xuất nông nghiệp

10:21 | 30/07/2021

DNTH: Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) đã thị sát thực tế tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang và thành phố Cần Thơ, ghi nhận: các địa phương đã có sự chủ động, nỗ lực trong việc kết nối tiêu thụ nông sản; hầu hết các Sở NN và PTNT phía Nam đã lập Đường dây nóng. Các doanh nghiệp, hợp tác xã dù đang rất khó khăn vẫn nỗ lực hết sức duy trì sản xuất thể hiện rõ vai trò của chuỗi liên kết và hợp tác xã.

Tình hình sản xuất tại các tỉnh phía Nam

Sản xuất lúa vụ hè thu tại các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) gieo sạ đạt trên 1,5 triệu ha, đã thu hoạch được 620 nghìn ha, ước năng suất bình quân 57,3 tạ/ha, sản lượng đạt 3,58 triệu tấn. Diện tích còn lại tiếp tục thu hoạch và kết thúc vào giữa tháng 9 với tổng sản lượng cả vụ khoảng 8,6 triệu tấn, cân đối chung đủ tiêu dùng trong toàn vùng và xuất khẩu. Lúa thu đông đã gieo sạ được 350 nghìn ha trong 700 nghìn ha theo kế hoạch năm 2021.

z2648989249554_a89f490363b5b86546fe82791e586912
Sơ chế chanh xk, hợp tác xã chanh Bến Lức, Tiền Giang. Ảnh Trần Cao.

Trong tháng 7 năm 2021 ước sản lượng của 14 loại cây ăn quả chủ lực ĐBSCL 430 nghìn tấn. Cụ thể các cây: Xoài (81 nghìn tấn); chuối (45 nghìn tấn); thanh long (75 nghìn tấn); dứa (62 nghìn tấn); cam (40 nghìn tấn); quýt (2 nghìn tấn); bưởi (30 nghìn tấn); nhãn (20 nghìn tấn); chôm chôm (15 nghìn tấn); sầu riêng (25 nghìn tấn); na (3 nghìn tấn); mít (32 nghìn tấn).

Về tiêu thụ nông sản, chia sẻ với phóng viên, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, đến  ngày 29/7 có tổng 506 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng kí với Tổ công tác 970 của Bộ NN và PTNT. Gồm: rau củ 113 đầu mối; trái cây 118 đầu mối; thủy hải sản 226 đầu mối; lương thực 27 đầu mối; các mặt hàng khác 22 đầu mối. Đầu mối cung cấp hàng hóa đa dạng. Trong tổng 506 đầu mối có 183 hợp tác xã (36%), 22 tổ hợp tác (4%), 4 hội quán (1%), 164 đại diện hộ và trang trại (33%), 67 công ty, doanh nghiệp (13%), 22 cơ sở kinh doanh nhỏ/chủ thể OCOP (4%) và 44 đầu mối (9%) là cán bộ hội nông dân, phụ nữ, nông nghiệp và trưởng ấp.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, sản lượng cung cấp trung bình của 506 đầu mối đa dạng và dồi dào, gồm: trái cây các loại 3.771 tấn/ngày, thủy hải sản nước mặn và ngọt 3.641 tấn/ngày, lương thực 1.973 tấn/ngày, rau củ quả 1.757 tấn/ngày và sản phẩm chăn nuôi 112 tấn/ngày. Trong ngày 29/7, có 4 đầu mối thông báo tổ công tác xin rút tên khỏi danh sách đầu mối cung cấp hàng vì đã thu hoạch và bán hết 100% sản lượng hàng trong khu vực của tổ hợp tác và HTX gồm 2 đầu mối cung cấp lươn, 1 đầu mối khoai mỡ và 1 đầu mối cung cấp các loại cải làm dưa. Thị trường tiêu thụ trong nội bộ các tỉnh của hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ có dấu hiệu tăng mạnh. Các chuỗi hệ thống bán lẻ đã nhanh chóng tìm được các đầu mối cung cấp hàng tại tỉnh thông qua việc kết nối của Tổ.

Các vấn đề còn tồn tại – Cần xử lý đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Sơ chế thanh long xk ở nhà máy Vina T&T, chỉ còn hoạt động 30% so trước. Ảnh: Trần Cao
Sơ chế thanh long xk ở nhà máy Vina T&T, chỉ còn hoạt động 30% so trước. Ảnh: Trần Cao

Cửa khẩu Hà Khẩu – Trung Quốc ra thông báo tạm dừng nhập khẩu thanh long từ 18/7 đến 17/8/2021. Bộ NN và PTNT đã có thông báo đến các địa phương và đang phối hợp với Tham tán thương mại Trung Quốc tại Hà Nội để xử lý vấn đề.

Nhà máy chế biến cá tra Ấn Độ Dương thuộc Tập đoàn Nam Việt cố gắng duy trì sản xuất.
Nhà máy chế biến cá tra Ấn Độ Dương thuộc Tập đoàn Nam Việt cố gắng duy trì sản xuất. Ảnh: Trần Cao
Tôm càng xanh tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp cùng nhiều mặt hàng thủy sản tươi sống khó tiêu thụ. Ảnh: Trần Cao.
Tôm càng xanh tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp cùng nhiều mặt hàng thủy sản tươi sống khó tiêu thụ. Ảnh: Trần Cao.

Lĩnh vực chế biến thủy sản, thống kê có 348/449 cơ sở đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” tiếp tục sản xuất, chiếm 77,5%. Do thiếu công nhân hoặc chia ca để phòng, chống dịch nên tổng công suất chỉ khoảng 30 - 50% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lâu dài đến việc xuất khẩu và tiêu thụ nguyên liệu thủy sản, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác cho biết thêm, một số cơ sở chế biến có sự tổ chức tốt mô hình “3 tại chỗ”, tuy nhiên việc mua kít xét nghiệm nhanh Covid-19 cho công nhân gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.

Các giải pháp thực hiện hỗ trợ kết nối cung – cầu và kiến nghị

Đã tổ chức diễn đàn kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt hai miền Nam – Bắc trong điều kiện giãn cách phòng chống Covid-19 (chiều 29/7, có 244 điểm cầu tham dự). Nội dung tập trung giải pháp lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện sản xuất.

- Đối với cây lúa: khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn những diện tích lúa đã chín. Sản xuất linh hoạt phù hợp theo nguồn nước, thời tiết khí hậu, đất đai của địa phương và nhu cầu thị trường.

- Đánh giá tình hình thu hoạch rau, màu các loại, lập kế hoạch tiêu thụ trong tỉnh, khả năng cung ứng ngoài tỉnh, tổng hợp các kênh tiêu thụ, chủ động lập kế hoạch sản xuất và xây dựng phương án điều tiết tránh tình trạng thừa, thiếu cục bộ rau, quả thực phẩm.

- Chủ động nguồn nhân lực để đảm bảo việc thu hái, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ trái cây đối với thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo đó, Bộ NN và PTNT đề nghị các tỉnh thành cần có những chính sách kịp thời kích cầu sản xuất nông nghiệp, thu mua tạm trữ một số mặt hàng nông sản thiết yếu hỗ trợ đối tượng yếu thế trong các khu vực giãn cách xã hội, công nhân lao động đang ở nhà trọ trong các thành phố lớn)

Bên cạnh những chỉ đạo quyết liệt và những phương án kịp thời, Tổ công tác Bộ NN và PTNT còn trực tiếp đi xuống các nhà máy, các khu công nghiệp, tổ Hợp tác xã của các huyện, tỉnh... 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác đã gửi tặng thùng khẩu trang tới Huyện ủy, UBND huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, hỗ trợ cho huyện trong công tác phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác đã gửi tặng khẩu trang tới Huyện ủy, UBND huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, hỗ trợ cho huyện trong công tác phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng

DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...

XEM THÊM TIN