Bộ Tài nguyên Môi trường: Bảo vệ biển, phát triển kinh tế xanh, bền vững

09:54 | 19/04/2021

DNTH: Tại hội thảo “Triển khai lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Việt Nam quyết tâm bảo vệ môi trường biển để phát triển kinh tế xanh, kinh tế bền vững.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, là một quốc gia ven biển có bờ biển dài, nhiều đảo, đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, sự suy giảm nguồn lợi, tài nguyên biển, tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo, tăng cường hợp tác quốc tế, trong đó, nổi bật là Luật Quy hoạch, Luật Biển Việt Nam, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Đồng thời, Việt Nam đã chủ động tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và ký kết các Hiệp định liên quan với các nước có chung đường biên giới biển.

Đặc biệt, ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu tổng quát là đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi, bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 về Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, xác định các nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm thực hiện cho các cơ quan liên quan, các nhiệm vụ về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành, lĩnh vực. Thứ trưởng Lê Minh Ngân nhấn mạnh, việc triển khai nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm triển khai các chính sách quan trọng.

Trong đó, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và các giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế - xã hội; phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hải đảo, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Giới thiệu về nhiệm vụ lập quy hoạch, phương pháp, cách tiếp cận lập quy hoạch không gian biển quốc gia và sản phẩm của quy hoạch, ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu chính của các nhiệm vụ lập quy hoạch này nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Nhiệm vụ lập quy hoạch góp phần giảm thiểu các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng không gian biển, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên, bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái, các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, chất lượng môi trường trên các vùng biển và hải đảo của Việt Nam.

Các nhiệm vụ lập quy hoạch là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan, quy hoạch vùng, quy hoạch chiến lược, kế hoạch có liên quan đến khai thác, sử dụng không gian biển.

Cũng tại Hội thảo, Ông Dinesh Aryal, điều phối viên chương trình quản lý môi trường và kinh tế biển của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, việc quản lý bền vững các khu vực ven biển và biển có vai trò quan trọng đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế cũng như tạo việc làm. Vì thế, nhiệm vụ quy hoạch không gian biển quốc gia có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên biển tạo tăng trưởng và việc làm, duy trì được hệ sinh thái, nguồn tài nguyên đảm bảo môi trường, duy trì khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu. Ông Dinesh Aryal khẳng định, Ngân hàng Thế giới mong muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển bền vững.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN