Bỏ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với 6 chức danh

16:21 | 16/12/2024

DNTH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bỏ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với 6 chức danh và giữ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với 35 chức danh.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận số 1119 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh.

Trước đó, chiều ngày 10/12/2024, tại phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh theo Báo cáo số 726 ngày 28/10/2024 của Chính phủ.

Trình bày tóm tắt Báo cáo của Chính phủ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18 của Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

Nghị quyết số 19 của Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập…, Chính phủ đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp tổ chức lại bộ máy của các Bộ, ngành, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bỏ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với 6 chức danh- Ảnh 1.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh (Ảnh: Quochoi.vn).

Theo đó, Chính phủ đã ban hành các nghị định mới quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan của Chính phủ.

Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính đối với các nhóm chức danh sau:

Các chức danh trước đây có thẩm quyền xử phạt và thuộc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về thanh tra chuyên ngành), nhưng theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03 thì không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Các chức danh là Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các nghị định về thanh tra chuyên ngành), nhưng theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 03 thì không còn được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, nhưng có cơ quan thanh tra trực thuộc.

Các chức danh thuộc cơ quan không phải là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, nhưng sau khi tổ chức, sắp xếp lại có sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn.

Các chức danh là Thủ trưởng của cơ quan mới được chia tách từ cơ quan trước đây thực hiện chức năng thanh tra và có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhưng cơ quan được chia tách này không được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan đã nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Ủy ban Pháp luật đã phối hợp chặt chẽ, kịp thời tổ chức thẩm tra, bảo đảm chất lượng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ bỏ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với 6 chức danh và giữ thẩm quyền xử phạt hành chính đối với 35 chức danh được nêu tại phụ lục kèm theo Báo cáo số 726 ngày 28/10/2024 của Chính phủ.

Về thời điểm thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến 35 chức danh được đề xuất giữ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định phù hợp trên cơ sở bám sát chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo chỉ đạo của Trung ương.

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/bo-tham-quyen-xu-phat-hanh-chinh-doi-voi-6-chuc-danh-204241216143224374.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập

DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.

Kiểm soát chất lượng hàng hóa: Doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ tăng cao

DNTH: Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi) được kỳ vọng nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ ngày càng lớn…

Bổ sung quy định mới về hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định nhiều đối tượng hưởng BHXH một lần từ 1/7/2025. Mới đây, Bộ Tư pháp thông tin dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH...

XEM THÊM TIN