Bộ trưởng Bộ TT&TT: Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh

15:35 | 07/11/2020

DNTH: Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng để giải quyết vấn nạn tin giả, người dùng MXH phải định danh còn các nền tàng MXH phải tuân thủ pháp luật.

Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh
Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh

Tin giả ở Việt Nam chủ yếu trên Facebook và Youtube

Liên quan đến câu hỏi chất vấn của đại biểu Vũ Thị Thủy (Hải Dương) về vấn đề tin sai, tin giả, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây đang là vấn nạn toàn cầu.

"Tin giả ở Việt Nam chủ yếu xảy ra trên các nền tảng xuyên biên giới mà chủ yếu là Facebook và Youtube. Việt Nam là một nước có chủ quyền trên không gian mạng. Do vậy, các nền tảng nội dung xuyên biên giới buộc phải tuân thủ luật pháp hiện nay. Thời gian qua, Bộ xác định, làm sạch không gian mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và làm rất quyết liệt. Về thể chế đã ban hành Nghị định 75 về xử lý vi phạm hành chính trên mạng xã hội" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Về công cụ quản lý, Bộ Thông tin & Truyền thông đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có cái năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm. Hình thành các đường dây nóng của Cục phát thành - truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin & Truyền thông để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh ảnh 1
Tin giả ở Việt Nam chủ yếu trên Facebook và Youtube

Việc thực thi pháp luật thì đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên giới, nhất là Facebook và Youtube. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của Youtube là tăng từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 3 lần so với năm 2017 và số lượng video xấu độc được gỡ bỏ trên Youtube năm 2020 là tăng 8 lần so với năm 2017. Số trang giả mạo được gỡ bỏ cũng tăng được 8 lần so với năm 2017.

Về xử lý vi phạm hành chính thì từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Thông tin Truyền thông cùng các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng địa phương đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, xử lý hàng ngàn đơn thư khiếu nại và phản ánh, tố cáo về tin giả.

Sẽ không còn lên mạng xã hội vì vô danh và vô trách nhiệm

Để giải quyết vấn nạn tin sai, tin giả, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2021, Bộ sẽ tập trung lại một số việc:

- Tiếp tục sửa các Nghị định liên quan về mạng xã hội và tin giả.

- Ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, cụ thể trong năm nay.

- Yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội.

"Chúng tôi coi đây là căn cơ để người sử dụng không còn nghĩ rằng là lên mạng xã hội vì vô danh và vì thế mà vô trách nhiệm" - Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Bộ TT&TT: Người dùng mạng xã hội sẽ phải định danh ảnh 2
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời câu hỏi chất vấn. Ảnh: TTXVN

- Tiếp tục phát triển các công cụ rà quét và quản lý không gian mạng bắt buộc phải bằng công nghệ.

- Các nền tảng xuyên biên giới bắt buộc phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Cùng với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới đóng thuế và kiểm soát dòng tiền thanh toán.

Trưởng ngành thông tin & truyền thông chỉ ra rằng, hiện nay, 4 công ty lớn GAFA (Google, Apple, Facebook và Amazon) phát sinh doanh thu tại Việt Nam hàng tỷ USD nhưng chưa đóng thuế.

- Đề nghị Quốc hội thay đổi về xử phạt có tính răn đe. Hiện nay, việc xử phạt chủ yếu là con số tuyệt đối mà chưa sử dụng mức phải dựa trên doanh thu.

"Nếu chúng ta phạt 100 triệu đồng (khoảng 5.000 USD) thì đối với cá nhân, doanh nghiệp nhỏ thì lớn nhưng đối với doanh nghiệp doanh thu hàng chục tỷ USD thì lại quá nhỏ. Các nước đã áp dụng mức phạt trên doanh thu với công ty xuyên biên giới (4% doanh thu). Với Facebook thì mức phạt này là trên 1 tỷ USD" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lấy ví dụ.

Bộ trưởng nhấn mạnh, bài học ở đây là quy trình hành vi vi phạm pháp luật phải rõ ràng trong văn bản pháp luật; mức phạt phải có tính răn đe; phải có công cụ phát hiện tự động và quản lý bằng công nghệ; sau đó là thực thi nghiêm minh dù là nước ngoài hay trong nước.

Theo VTV News

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

XEM THÊM TIN