Bộ Y tế cần giải thích về 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid - 19
21:18 | 26/07/2021
DNTH: Việc bộ Y tế ra công văn công bố 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 và thu hồi văn bản khiến dư luận đặt ra nhiều dấu hỏi?

Phải nói rõ chứ không chỉ vài câu trong văn bản
Chỉ 2 ngày sau khi ký ban hành Công văn số 5944, sáng sớm 26/7, Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký thu hồi gây tranh cãi trên truyền thông và mạng xã hội từ sáng ngày 25/7, do “có một số nội dung chưa phù hợp”.
Trong văn bản 5944 về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid - 19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu có đề cập nội dung:
Bộ Y tế chỉ đạo sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu (gồm 5 sản phẩm sát khuẩn và 12 loại thuốc y học cổ truyền) để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ điều trị cho các người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Giá thuốc tăng “chóng mặt”

"Đại biểu Hoà cho rằng dư luận, đặc biệt ngành dược học đều rất băn khoăn vì sao những loại thuốc có trong danh mục của Bộ Y tế cho phép nhưng lại rút lại?
“Tôi nghĩ rằng Bộ Y tế cần có giải thích rõ ràng, chứ không phải chỉ nói vài câu trong công văn là có trục trặc”, ại biểu Hoà nhấn mạnh."
Theo tìm hiểu của phóng viên trên các trang web bán thuốc, viên nang Kovir – giúp tăng sức đề kháng hô hấp chỉ có giá 250.000 đồng (vỉ 45 viên). Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh thông báo của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương cập nhật giá mới của sản phẩm viên nang Kovir (hộp 2 vỉ x 15 viên, đóng 360 hộp/kiện) có giá 1.000.000 đồng.
Trong nội dung này, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố dựa trên 12 loại thuốc y học cổ truyền mà Bộ đã công bố để lựa chọn mua sắm, đấu thầu. Nội dung này đã khiến dư luận đặt ra dấu hỏi rằng đây có phải là hình thức “chỉ định thầu” của bộ Y tế?
Liên quan đến việc Bộ Y tế thu hồi công văn danh mục 12 loại thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid - 19, bên hành lang Quốc hội chiều 26/7, trao đổi với phóng viên Người Đưa Tin Pháp luật Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sự khó hiểu: “trong danh mục 12 loại thuốc y học cổ truyền có cả loại là thực phẩm chức năng chứ không phải là thuốc mà cũng đưa vào danh mục điều trị, điều này cũng khó hiểu”.
Sơ suất trong quá trình soạn thảo?
Trong khi đó, liên quan đến các thông tin trong Công văn số 5944/BYT-YHCT về việc “Tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid - 19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu” do Bộ Y tế ban hành ngày 24/7/2021 đang được dư luận quan tâm, ngày 26/7 thông tin với báo chí ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết: “để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid - 19, Cục Quản lý Y Dược học cổ truyền đã nhận được sự hỗ trợ ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu của một số doanh nghiệp hỗ trợ trong thời gian diễn ra dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh.
Cục đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá thành phần công thức của các sản phẩm mà các công ty ủng hộ cũng như những chế phẩm của hai bệnh viện: Y học cổ truyền Bộ Công an và Y học cổ truyền Quân đội, đưa vào điều trị, hỗ trợ điều trị, chăm sóc y tế cho bệnh nhân Covid - 19 tại Bệnh viện dã chiến của Bắc Giang cho thấy kết quả bước đầu an toàn và có hiệu quả”.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho hay sau khi Công văn số 5944/BYT-YHCT được ban hành đã nhận được một số thông tin phản ánh về một số nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân.
“Sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh và sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến công văn 5944/BYT-YHTC, chúng tôi đã rà soát lại nội dung. Với vai trò là cơ quan tham mưu, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền nhận thấy đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Cục đã phối hợp với các Vụ/Cục liên quan rà soát, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục thu hồi Công văn theo đúng quy định”, ông Nguyễn Thế Thịnh cho biết.
Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cũng khuyến cáo người dân không tự tìm mua các sản phẩm dù là thuốc nói chung hay kể cả sản phẩm y học cổ truyền vì những sản phẩm này đều phải sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Trong một diễn biến liên quan, chiều tối ngày 26/7 phóng viên đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng cục Quản lý Y Dược cổ truyền về việc có hay không Bộ Y tế “chỉ định thầu” đối với danh mục 12 loại thuốc nêu trong công văn trước đó?. Tuy nhiên ông không bắt máy.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!
Sản phẩm từ dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị Covid - 19 theo công văn 5944, 12 sản phẩm gồm:
- Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên
- Viên nang Kovi
- Bạch địa căn
- Siro Viêm họng
- Siro Dưỡng âm bổ phế
- Siro Ngân kiều
- Hạnh tô
- Vệ khí khang
- Hoạt huyết Nhất Nhất
- Viên nang Imboot
- Xuyên tâm liên
- Viên nang Nasagast - KG.
Xem link gốc tại đây./.
Theo Người đưa tin
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Điều trị /
- Thuốc hỗ trợ covid /
- y học cổ truyền /
- Bộ Y tế /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường
DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết
DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025
DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh
DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?
DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm
DNTH: Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo áp lực kiểm soát thị trường. Hàng lậu, hàng giả len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...