Bước ngoặt lớn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

21:32 | 31/05/2019

DNTH: Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng liên tiếp có những quyết đinh bất ngờ từ việc tấn công vào không gian ảo, đặt chân đến "mỏ vàng cuối cùng của châu Á" với các dòng điện thoại thông minh. Và mới nhất là dòng vốn tỷ USD của tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc SK Group. Những động thái này được xem là những bước ngoặt lớn đối với sự phát triển hệ sinh thái Vingroup

Trong tháng 5/2019, Vincommerce (một công ty con của Vingroup) bất ngờ tấn công vào không gian ảo với việc đưa vào hoạt động siêu thị ảo VinMart (Virtual Store) cùng với ứng dụng mua sắm Scan & Go, hay còn được gọi là Vinmart 4.0.

Là mô hình siêu thị ảo đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, VinMart 4.0 mô phỏng hơn 100 nhóm sản phẩm chọn lọc bằng hình ảnh trên những tấm áp phích khổ lớn. Các sản phẩm, thương hiệu này được sắp xếp, bài trí màu sắc tương tự như quầy hàng thực tế trong siêu thị.

Siêu thị ảo được đặt tại các khu vực mật độ dân cư cao, đông người qua lại như khu tập thể, toà nhà văn phòng, trường học, điểm chờ xe bus... Khách mua hàng chỉ cần mở ứng dụng VinID, chọn tính năng Scan&Go, sau đó quét mã QR các sản phẩm muốn mua tại VinMart 4.0 và thanh toán bằng ứng dụng VinID.

Sau 24 giờ, VinMart sẽ giao hàng tận tay người mua. Thời gian đầu, VinMart lựa chọn 20 địa điểm tại Hà Nội và TP HCM triển khai siêu thị ảo và tiếp tục mở rộng tới các điểm khác trên cả nước.

Cùng siêu thị VinMart 4.0, người dùng có thể trải nghiệm mua hàng từ xa thông qua cẩm nang mua sắm thông minh.

Khác những cuốn cẩm nang thông thường tại các siêu thị, cẩm nang mua sắm thông minh VinMart có hai phiên bản giấy và điện tử giúp người dùng chọn lựa và mua hàng trực tiếp khi quét mã QR sản phẩm qua tính năng Scan&Go.

buoc ngoat lon cua ty phu pham nhat vuong hinh anh 1

Thực tiễn cho thấy, công nghệ quét mã vạch QRCode và ship (giao hàng) là cơ sở cho loại hình kinh doanh mới mà một số ông lớn trên thế giới đã tấn công được vào các thị trường bán lẻ tưởng chừng đã không còn chỗ chen chân.

Cũng phải nói thêm rằng, thị trường thương mại điện tử không ngừng phát triển và có sự cạnh tranh khốc liệt.

Thương mại điện tử - ngành kinh doanh bùng nổ trong khoảng 5 năm gần đây với sự lên ngôi của phong cách tiêu dùng nhanh.

Trong một thị trường sơ khai và có tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp đứng đầu không ngại lao vào cuộc chiến "đốt tiền" để tranh giành miếng bánh thị phần. Thậm chí con số lỗ càng cao, càng thể hiện mức độ áp đảo trên thị trường thương mại điện tử.

Đến nay, một vài gương mặt được nhắc đến nhiều phải kể đến như Lazada (Alibaba), Shopee (Đông Nam Á), Tiki, Shopee hay như Adayroi.

Trong số những gương mặt ấy, Lazada là một trong những doanh nghiệp chịu chi nhất, kéo theo đó là những khoản lỗ ròng trong vài năm trở lại đây.

"Tăng tốc" trên bảng xếp hạng các trang thương mại điện tử thua lỗ cũng phải kể đến Shopee. Đơn vị này là một sản phẩm từ Garena - nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu tại Singapore (nay đã đổi tên thành SEA). Năm 2016 khi mới tham gia thị trường, Shopee chỉ lỗ hơn 160 tỷ. Tuy nhiên, đến năm 2017, khoản lỗ gia tăng lên hơn 600 tỷ đồng. Đến nay, Shopee chưa có nguồn thu.

So với hai trang thương mại điện tử được chống lưng bởi những tập đoàn lớn, Tiki và Sendo có phần khiêm tốn hơn.

buoc ngoat lon cua ty phu pham nhat vuong hinh anh 2

Adayroi có lợi thế vì nằm trong hệ sinh thái của Vingroup. Ảnh minh họa.

Đứng ở vị trí thấp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành, khi các đối thủ tăng tốc, Adayroi tỏ ra khá im ắng. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử này lại sở hữu một lợi thế mà không một đối thủ nào dễ dàng có được – đó chính là hệ sinh thái của Vingroup.

Adayroi có những lợi thế và cơ hội trong cuộc cạnh tranh khốc liệt khi được chống lưng bởi Vingroup cả về tài chính và thương hiệu, niềm tin. Điểm khác biệt nữa là Adayroi kinh doanh dựa trên hệ sinh thái của Vingroup như Vinmart, Vinpro, Vinschool, Vinmec,... và nền tảng công nghệ đang phát triển. Đây là bước đi đã được Amazon – kẻ khổng lồ trong ngành thương mại điện tử áp dụng.

Mảng công nghệ chính là điểm khác biệt thể hiện tham vọng của ông Phạm Nhật Vượng. Đó cũng là chiến lược được Vingroup đưa ra từ tháng 8/2018 với định hướng tới 2028 sẽ trở thành một tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính.

Ngược lại, một hệ sinh thái lớn sẽ đi kèm với rất nhiều áp lực. Hiện nay, áp lực đối với doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có lẽ đến từ vấn đề nguồn vốn và nguồn nhân lực. Theo đó, Vingroup không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo nguồn tài chính cho tốc độ phát triển theo cấp số nhân mà còn là nguồn nhân lực đảm bảo cho sự vận hành của một hệ sinh thái lớn gắn với nền công nghệ hiện đại.

Ngày 27/5 vừa qua, thông tin chính thức về dòng vốn tỷ USD của tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc SK Group rót vào Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng cũng được Sở GDCK TP.HCM (HOSE) công bố.

buoc ngoat lon cua ty phu pham nhat vuong hinh anh 3

Cụ thể, SK Group đã chi tổng cộng 23 nghìn tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) để nắm giữ 6,15% cổ phần của Tập đoàn Vingroup thông qua việc mua 154 triệu cổ phần phổ thông phát hành riêng lẻ của VIC cùng với 51,4 triệu cổ phiếu VIC mua lại từ Vincommerce. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Vingroup vượt trên 34.000 tỷ đồng.

Như vậy, với sự tham gia của tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc SK Group sẽ phần nào giúp tỷ phú Phạm Nhật Vượng giải bài toán nguồn vốn cho sự phát triển hệ sinh thái Vingroup trong thời gian tới đây.

Tuy nhiên, với câu chuyện về nguồn nhân lực, có những ý kiến từng cho rằng, để thành công thì Vingroup không chỉ cần mời được các nhà khoa học hàng đầu tham gia công việc của mình mà còn phải có được những đội ngũ quản trị KHCN có đủ trình độ cần thiết.

Thời gian qua, nguồn nhân lực chính là điểm yếu được cho là nguyên nhân khiến cho một số tập đoàn lớn, mà gần đây nhất là Apple không chọn Việt Nam là nơi sản xuất.

Trong một diễn biến khác, mới đây Forbes đã công bố danh sách 2.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên thế giới trong năm 2019. Đáng chú ý là trong đó có sự góp mặt của 4 công ty Việt Nam là Vietcombank, BIDV, Vingroup (VIC) và VietinBank. Trong đó, Vingroup cũng tăng 245 bậc trong năm nay, giá trị thị trường của tập đoàn này lên trên 14,1 nghìn USD.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN