Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh

16:23 | 03/05/2019

DNTH: Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, đại diện các bộ ban ngành đã cùng thảo luận, giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp để tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân vào phát triển kinh tế Việt Nam.

Nông nghiệp vẫn là nền tảng quan trọng của kinh tế Việt Nam. Trong đó, tư nhân chính là thành tố quan trọng thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước cùng các thành phần kinh tế khác để làm nên kỳ tích nông nghiệp Việt Nam. Chuyển từ một nền nông nghiệp thiếu ăn thành đủ ăn, chuyển từ bán chợ nhà sang bán thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá đây là điều đáng vinh danh.

Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh - Ảnh 1.

Trong lĩnh vực công nghiệp, đại diện Bộ Công thương chỉ ra những điểm cần khắc phục để tận dụng các hiệp định thương mại tự do.

Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh - Ảnh 2.

Hiệp định CPTPP là thế hệ mới, đối với ngành dệt may bao gồm 3 công đoạn, thay vì 2 công đoạn như FTA với Nhật Bản và 1 công đoạn như FTA trong khối ASEAN. Do đó, vấn đề tiên quyết là phải hoàn chỉnh công đoạn và chủ động các ngành công nghiệp phụ trợ.

Về dịch vụ và trọng tâm là ngành du lịch, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết, hiện nay, hơn 10 triệu người Việt Nam ra nước ngoài mỗi năm vẫn phải xin thị thực rất khó khăn, ngay cả với những nước Việt Nam miễn thị thực cho công dân của họ.

Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh - Ảnh 3.

Đối với thủ tục đầu tư của các hãng hàng không, đây là ngành kinh doanh có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh rất lớn. Do vậy, đây là ngành kinh doanh có điều kiện và phải thực thi đồng bộ đồng thời hai quy trình: một là chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ, hai là phải xin cấp giấy phép kinh doanh của bộ quản lý ngành theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là hai quy trình độc lập tách rời và phải thực hiện cùng lúc để thực hiện hai mục tiêu quản lý nhà nước khác nhau.

Đối với lĩnh vực tài chính ngân sách, trong thời gian vừa qua, xu hướng trong những năm gần đây, tỷ trọng thu ngân sách của DNTN ngày càng cao và đóng vai trò quan trọng trong cân đối ngân sách. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà thừa nhận: "Cơ chế chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính hiện nay chưa đủ mạnh và đặc biệt là thiếu sự nhất quán".

Bộ Tài chính sẽ tập trung hoàn thiện thể chế tài chính doanh nghiệp, thuế quan, chính sách tài chính đất đai; tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, chú trọng trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư hưu trí tự nguyện hoặc đầu tư bất động sản; hỗ trợ thuế và tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh - Ảnh 4.

Sắp tới các bộ ngành sẽ rà soát lại để thống nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc "không hồi tố" nên doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động. Chính sách ra sau nếu có tác động đến hoạt động doanh nghiệp, cái nào có lợi thì doanh nghiệp được hưởng, bất lợi thì không phải áp dụng.

Trong lĩnh vực giao thông hạ tầng, giao thông vốn là mạch máu của nền kinh tế, giao thông phát triển đến đâu thì kinh tế phát triển theo đến đó. tuy nhiên giai đoạn vừa qua, đầu tư bằng ngân sách để hình thành hệ thống cả đường bộ, đường sắt đường hàng không là quá tốn kém. Vì vậy Bộ GTVT chủ trương huy động nguồn vốn xã hội đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đơn cử như SunGroup xây dựng Sân bay Quốc tế Vân Đồn.

Các Bộ trưởng, Thứ trưởng tháo gỡ khúc mắc để khối tư nhân yên tâm kinh doanh - Ảnh 5.

Hương Xuân - Thái Trang

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN