Các ông lớn ngân hàng đang bơm bao nhiêu vốn cho lĩnh vực bất động sản, xây dựng?
09:51 | 01/04/2022
DNTH: Số liệu từ báo cáo tài chính cho thấy, các ngân hàng đã bơm thêm hàng chục nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng trong năm 2021.
Theo số liệu được đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tăng trưởng tín dụng bất động sản tính đến tháng 11/2021 tăng 12% so với năm 2020 và chiếm khoảng 18-20% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Trong cơ cấu tín dụng bất động sản, cho vay mua bất động sản để sử dụng chiếm 68%, còn lại là kinh doanh bất động sản.
Với dư nợ cho vay toàn nền kinh tế vào cuối năm 2021 đạt hơn 10,44 triệu tỷ, ước tính dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản nằm trong khoảng 1,88 – 2,09 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản là khoảng 600.000 - 670.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý VI cho thấy dư nợ cho vay đối lĩnh vực xây dựng, bất động sản ở một số ngân hàng đã tăng thêm từ hàng trăm đến hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2021.
Tại Techcombank, dư nợ cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng vào cuối năm đạt hơn 128.000 tỷ đồng, tăng gần 13.000 tỷ, tương đương hơn 11% so với cùng kỳ năm trước và chiếm đến 78% tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Nếu tính cả các khoản vay cá nhân mua nhà, dư nợ cho vay liên quan đến bất động sản của ngân hàng này đạt trên 254.000 tỷ, tăng gần 51.500 tỷ và tương đương 73% tổng dư nợ.
Tính đến cuối quý IV/2021, cho vay lĩnh vực bất động sản của VIB đạt 85.000 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm và chiếm gần 42% tổng dư nợ của ngân hàng.
Tại VPBank, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng mở rộng thêm gần 25.500 tỷ lên trên 123.400 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, dư nợ cho vay cá nhân mua nhà ở, quyền sử dụng đất ở là 54.352 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cuối năm 2020 và chiếm 15,3% tổng dư nợ. Cho vay kinh doanh bất động sản đạt hơn 42.567 tỷ đồng, tăng 15,3% và chiếm 11,98%. Cho vay xây dựng hơn 26.492 tỷ đồng, tăng hơn 7% và chiếm 7,46% tổng dư nợ.
Dự nợ cho vay mảng xây dựng và kinh doanh bất động sản của MB tại thời điểm cuối năm 2021 là gần 35.155 tỷ đồng, tăng hơn 7.600 tỷ so với đầu năm. Con số này chưa tính lượng dư nợ cho vay dưới hình thức cho vay tiêu dùng hộ gia đình.
Tại MSB, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản và xây dựng tăng hơn 61% trong năm 2021 đạt gần 26.312 tỷ đồng và chiếm gần 26% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, cho vay kinh doanh bất động sản tăng 34,5% lên 12.136 tỷ đồng; cho vay lĩnh vực xây dựng tăng gần gấp đôi với 14.176 tỷ đồng.
Tương tự, TPBank cũng cho vay thêm hơn 1.900 tỷ đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản và xây dựng trong năm 2021, tương đương tăng 12,2%. Tại thời điểm 31/12/2021, dư nợ cho vay của TPBank đối với hai ngành nghề này đạt lần lượt 9.763 tỷ đồng và 7.776 tỷ đồng, tăng 20,4% và 3,5%.
Tại Kienlongbank, dư nợ cho vay mảng bất động sản và xây dựng vào cuối năm 2021 đạt gần 4.346 tỷ, tăng 706 tỷ so với cuối năm 2020, tương đương tăng 19,4%.
Ngân hàng Bản Việt cũng ghi nhận tăng trưởng cho vay lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở mức hai chữ số. Cụ thể, đến cuối năm 2021, ngân hàng này cho vay 7.267 tỷ, tăng 28,4% so với với cuối năm 2020 và chiếm 15,7% tổng dư nợ. Trong khi cho vay mảng xây dựng giảm 154 tỷ xuống còn 6.884 tỷ.
Ngân hàng sẽ siết chặt cho vay bất động sản trong năm 2022?
Lĩnh vực xây dựng, bất động sản từ lâu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của các ngân hàng do tốc độ tăng trưởng nhanh và nhu cầu vốn luôn ở mức cao. Mặc dù vậy, lĩnh vực này luôn chứa đựng nhiều rủi ro, gây nguy cơ mất an toàn hệ thống. Do đó, những năm gần đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã liên tục yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng.
Ngày 18/3/2022, cơ quan này đã ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ. Trong đó, yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.
Ngay sau đó, một số ngân hàng đã có văn bản gửi các chi nhánh trực thuộc về việc kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua bất động sản. Trong đó, yêu cầu không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay cán bộ nhân viên và người thân mua/xây/sửa bất động sản để ở.
Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng tháng 12/2021 của NHNN, các ngân hàng dự kiến tiếp tục thắt chặt mạnh hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh bất động sản. Theo đó, dự kiến sẽ giảm dòng vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản, xuống còn khoảng 23,8% trong 6 tháng đầu năm 2022 từ mức 29,7% của 6 tháng đầu năm 2021 do là lĩnh vực được dự báo mức độ rủi ro tăng cao nhất.
Theo Nhịp sống Kinh tế
Cùng chuyên mục
- Tags:
- MSB /
- Techcombank /
- MB /
- VPBank /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
HDBank khuyến nghị khách hàng nhanh chóng bổ sung sinh trắc học, tránh gián đoạn giao dịch
DNTH: HDBank đang tiếp tục hỗ trợ những điều kiện tối ưu nhất, giúp khách hàng dễ dàng và tiện lợi bổ sung thông tin sinh trắc học để các giao dịch điện tử, giao dịch thẻ và rút tiền của khách hàng an toàn và không bị gián đoạn,...
Thẻ tín dụng HDBank - nhiều ưu đãi độc quyền cuối năm
Gia nhập hội chi tiêu phong cách cùng thẻ tín dụng HDBank để khám phá chuỗi ưu đãi độc quyền dịp cuối năm. Với vô vàn chương trình giảm giá đa tầng hấp dẫn, thẻ tín dụng HDBank không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn giúp...
Nhóm đối tượng yếu thế vay ‘nóng’ đối mặt với rủi ro tài chính
DNTH: Khảo sát của Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam (thành viên của Tổ chức EY toàn cầu) cho hay, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người...
Eximbank tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường năm 2024
DNTH: Ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 - phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...
DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc...
Ngân hàng Nhà nước: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi
DNTH: Ngày 27/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn số 9774/NHNN-CSTT về việc ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...