Cách Alphanam “vào” Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa

09:15 | 02/12/2018

DNTH: Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa vừa lựa chọn được duy nhất 01 nhà đầu tư trúng vòng sơ tuyển triển khai thực hiện. Nhà đầu tư này là liên danh của hai pháp nhân riêng biệt, nhưng 2 pháp nhân ấy lại đều chung một "gốc" - Alphanam. Tại sau Alphanam không trực tham gia sơ tuyển, nếu muốn, mà lại phải đi đường "vòng"?...

Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa có tổng mức đầu tư hơn 610 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 99.300 m2 đất/ Ảnh: Baodauthau.vn

Dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa có tổng mức đầu tư hơn 610 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 99.300 m2 đất/ Ảnh: Baodauthau.vn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt kết quả sơ tuyển chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa.

Theo đó, chỉ có duy nhất Liên danh Công ty CP đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa và Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á là nhà đầu tư trúng vòng sơ tuyển. Và việc chỉ duy nhất có 01 nhà đầu tư trúng vòng sơ tuyển sau đó cũng là nhà đầu tư được chỉ định thực hiện dự án không phải hiếm tại tỉnh Lào Cai, cũng như các địa phương khác.

Tìm hiểu về Liên danh Công ty CP đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa và Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á có thể thấy khá rõ “bóng dáng” Công ty CP đầu tư Alphanam (Alphanam) trong đó.

Với Công ty CP đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa (Mường Hoa), đây là công ty con của Alphanam. Theo đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này mới được thành lập ngày 16/3/2017 với vốn điều lệ là 790 tỷ đồng.

Trong đó, cổ đông lớn nhất là Công ty CP đầu tư Alphanam đăng ký góp 553 tỷ đồng (70% vốn điều lệ); các cá nhân: Đỗ Thị Minh Anh, Nguyễn Minh Nhật và Nguyễn Ngọc Mỹ đều đăng ký góp 79 tỷ đồng (10% vốn điều lệ). Lưu ý là Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2017 của Alphanam, thể hiện đầu năm cũng như cuối năm 2017, không thấy phát sinh giá trị khoản mục đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con (vốn điều lệ nhiều khi cũng chỉ là một con số để đăng ký).

Còn Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á, là doanh nghiệp đầu tư gián tiếp của Alphanam. Được thành lập ngày 6/5/2005, hiện Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á đăng ký vốn điều lệ là 180 tỷ đồng.

Ông Bùi Đình Quý là Tổng Giám đốc của Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á nhưng cũng là thành viên Ban Kiểm soát của Alphanam.

Công ty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đây cũng là địa chỉ của Alphanam.

Theo báo cáo tài chính hợp hợp nhất sau soát xét năm 2017, số vốn Alphanam đầu tư vào Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á (Đông Á) là 97,172 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm Alphanam đã thoái hết vốn tại Công ty này.

Sau khi thoái hết vốn, quan hệ sở hữu giữa Alphanam với Đông Á cũng sẽ chấm dứt, mọi giao dịch giữa 2 bên sẽ trở thành những quan hệ kinh tế thuần túy kiểu người mua - kẻ bán. Khá thú vị khi thời điểm này, cuối năm 2017, Đông Á nổi lên thành khách hàng lớn bậc nhất - nếu không muốn nói là lớn nhất - của Alphanam.

Cụ thể, chốt tại 31/12/2017, Alphanam đang hạch toán "phải thu của khách hàng ngắn hạn" đối với Đông Á tới 565 tỷ đồng - chiếm 72,2% tổng phải thu của khách hàng ngắn hạn của công ty. Đáng chú ý là ở thời điểm đầu năm, hai bên chưa phát sinh quan hệ này.

Theo cập nhật mới nhất, tính đến giữa năm 2018, Alphanam vẫn hạch toán phải thu ngắn hạn từ khách hàng Đông Á 555 tỷ đồng. Hay nói cách khác, nửa năm qua, Đông Á mới thu xếp trả được Alphanam có 10 tỷ đồng.

Được biết, Đông Á đã là chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Golden City An Giang, tọa lạc tại phường Mỹ Hòa, Tp. Long Xuyên.

Đông Á cũng sáng lập và sở hữu phần lớn cổ phần của Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á

Chưa rõ khoản phải thu "khủng" nêu trên có nguồn căn từ giao dịch cụ thể gì giữa hai bên. Và cũng chưa rõ, giao dịch ấy có đóng góp mang tính "kỹ thuật" gì cho kết quả kinh doanh "lột xác" của Alphanam hay không.

Nên biết, hết năm 2017, Alphanam ghi nhận con số lợi nhuận ròng ấn tượng ở mức 444 tỷ đồng; trong khi năm 2016 thì lỗ ròng 134 tỷ đồng, các năm trước đó nữa hẳn cũng lỗ lớn - bởi tính đến cuối 2016, lỗ lũy kế của Alphanam đã là 657 tỷ đồng - tăng lỗ 136 tỷ đồng so với mức lỗ lũy kế 521 tỷ đồng ở cuối năm 2015.

Hay có nghĩa, từ trước 2017, thì Alphanam thua lỗ liên miên. Với chất lượng tài chính như vậy, Alphanam sẽ khó có thể đủ tiêu chuẩn để tham gia sơ tuyển các dự án - nơi thường yêu cầu các nhà đầu tư phải đảm bảo có lãi, hoặc không lỗ, thường là 3 năm liên tiếp gần nhất.

Nhưng cũng có nhiều cách "lách" để lọt các vòng sơ tuyển, thường xuyên nhất là tham gia "gián tiếp" qua các công ty đủ tiêu chuẩn.

Sự xuất hiện và trúng sơ tuyển của liên danh Công ty CP đầu tư Công viên văn hóa Mường Hoa và Công ty CP dịch vụ và thương mại Đông Á - những pháp nhân chung "gốc" Alphanam - tại dự án Khu đô thị Mường Hoa, Sa Pa có lẽ được vận dụng theo cách ấy. Dĩ nhiên, nếu có thế thực, thì nó cũng chẳng sai.

Alphanam được thành lập vào năm 1995 với tư cách là một nhà thầu. Năm 2001 doanh nghiệp này đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Alphanam tại Hưng Yên với tổng diện tích 53.000 m2, đến năm 2002 chính thức thành lập Công ty CP Alphanam./.

Theo Vietttimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN