Cách “đất vàng” 40 Trần Phú về tay tư nhân: Từ Khách sạn Hải Yến đến siêu dự án condotel Beau Rivage Nha Trang

08:32 | 08/01/2020

DNTH: Ngày 13/1/2012, UBND tỉnh Khánh Hòa ra thông báo đồng ý cho phép Khánh Hòa Tourism liên doanh với Toàn Hải Nam Investment để đầu tư khách sạn tại khu "đất vàng" 40 Trần Phú. 3 tháng sau, pháp nhân dự án được thành lập, trong đó Toàn Hải Nam Investment góp 80% vốn bằng tiền, còn Khánh Hòa Tourism góp 20% vốn bằng giá trị tài sản của Khách sạn Hải Yến. Pháp nhân dự án (thực chất do Toàn Hải Nam Investment chi phối) thế chân Khánh Hòa Tourism - một DNNN - sở hữu quyền thuê (kéo dài đến năm 2062) 1,1 ha đất siêu đắc địa này.

Phối cảnh dự án Beau Rivage Nha Trang (Nguồn: Internet)

Phát triển trên quỹ đất rộng gần 11.000 m2, dự án Beau Rivage Nha Trang (tên cũ là Tropicana Nha Trang) bao gồm 2 khối tháp condotel và khách sạn cao 40 tầng (có diện tích từ 44 m2 đến 157 m2), với 1 tầng hầm và 6 tầng giải trí phức hợp.

Tọa lạc tại số 40 Trần Phú (Phường Lộc Thọ, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), không quá khi dự án này được quảng bá nằm trong những khu vực đẹp nhất để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp tuyệt hảo của Vịnh Nha Trang.

Không chỉ sở hữu vị trí đắc địa giữa lòng thành phố biển, Beau Rivage Nha Trang phần nào còn là sự thay thế giá trị lịch sử của những công trình trước đó.

Được biết, khu đất dự án trước đây là khách sạn Grand Hôtel Beau Rivage xây dựng theo lối kiến trúc Pháp đặc trưng, là nơi sang trọng bậc nhất, dành riêng cho người Pháp và toàn quyền Đông Dương. Sau này, Grand Hôtel Beau Rivage được đổi tên thành Khách sạn Hải Yến, rồi trở thành đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Du lịch Khánh Hòa (Khánh Hòa Tourism).

Trong thời kỳ mới, Khách sạn Hải Yến trở thành nơi đón tiếp nhiều chính khách nổi tiếng thế giới, nguyên thủ quốc gia. Đáng chú ý, khách sạn từng là nơi nguyên Bí thư Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Khách sạn Hải Yến về tay tư nhân như thế nào?

Gác lại những điểm nhấn lịch sử, theo tìm hiểu của VietTimes, việc “làm mới” bất động sản tại khu đất vàng số 40 Trần Phú (Nha Trang) khởi động từ đầu năm 2012.

Cụ thể, ngày 13/1/2012, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có thông báo số 26/TB-UBND đng ý cho phép Khánh Hòa Tourism liên doanh với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Toàn Hải Nam (viết tắt: Toàn Hải Nam Investment) để đầu tư khách sạn Hải Yến.

Tới tháng 4/2012, doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang (Nha Trang Tropicana) được thành lập với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng.

Trong đó, nhà đầu tư Toàn Hải Nam Investment góp 80% vốn bằng tiền. Khánh Hòa Tourism tham gia góp 10 tỷ đồng (chiếm 20% vốn) bằng giá trị tài sản của Khách sạn Hải Yến, việc bàn giao toàn bộ tài sản trên đất được hoàn thành vào ngày 7/9/2013.

Đến ngày 24/3/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 676/QĐ-UBND thu hồi 10.940,6m2 do Khánh Hòa Tourism thuê sử dụng và cho công ty Nha Trang Tropicana thuê 10.424,6m2. Mục đích nhằm thực hiện Khu phức hợp Thương mại - Khách sạn - Căn hộ Tropicana Nha Trang. Hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, thời hạn thuê đất đến năm 2062.

Khách sạn Hải Yến chỉ là một trong những tài sản (như: Khách sạn Quê Hương, Công viên Phù Đổng, Khách sạn Viễn Đông) được Khánh Hòa Tourism đem góp vốn đầu tư tại các liên doanh như: Công ty TNHH Mường Thanh Nha Trang; Công ty TNHH Invest Park Nha Trang; Công ty TNHH Trần - Viễn Đông (đối tác liên doanh là CTCP Đầu tư Quản trị Trần).

Ở nhiều thương vụ, các đối tác tư nhân mới là cổ đông nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp dự án.

Đáng chú ý, các thương vụ góp vốn đầu tư được Khánh Hòa Tourism thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, sau khi có quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp hoặc được sự đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Sau giai đoạn sắp xếp, tới ngày 23/7/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1988/QĐ-UBND công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Khánh Hòa Tourism.

Trở lại với Beau Rivage Nha Trang, tháng 8/2014, Khánh Hòa Tourism đã chuyển giao toàn bộ 20% cổ phần trong doanh nghiệp dự án sang cho Tổng Công ty Khánh Việt (Khatoco) quản lý. Khatoco cũng được làm nổi bật trong các thông tin quảng bá về dự án của chủ đầu tư.

Trước đó, vào tháng 5/2014, doanh nghiệp dự án là Nha Trang Tropicana đã nâng quy mô vốn lên mức 80 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông vẫn được giữ nguyên.

Toàn Hải Nam Investment

Mặc dù sở hữu tới 80% vốn điều lệ tại doanh nghiệp dự án Beau Rivage Nha Trang, nhà đầu tư Toàn Hải Nam Investment tỏ ra khá kín tiếng.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, pháp nhân này được thành lập từ tháng 11/2009, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 1 đường 19, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Trần Xuân Toàn (sinh năm 1971) - một cái tên không quá nổi trong trong giới kinh doanh địa ốc.

Ông Toàn có chăng chỉ được nhắc đến với tòa nhà văn phòng cho thuê NTA Tower tại số 171 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1, Tp. HCM - nơi ông đăng ký thường trú.

Theo thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần nhất, Toàn Hải Nam Investment có quy mô vốn điều lệ 280 tỷ đồng. Trong đó, ông Trần Xuân Toàn nắm giữ 90% vốn điều lệ, số cổ phần còn lại do ông Trần Hoàng Xuân Linh sở hữu.

Trong khi đó, tổng vốn đầu tư của dự án Beau Rivage Nha Trang được quảng bá lên tới 200 triệu USD, tương đương khoảng 4.500 tỷ đồng. Có lẽ với nguồn lực khiêm tốn, Toàn Hải Nam Investment đã lựa chọn triển khai dự án này theo hình thức condotel, qua đó có thể “mượn” nguồn tiền từ các nhà đầu tư với mức lãi suất chào mời cao nhất lên tới 12%/năm.

Hồi tháng 5/2011, theo phản ánh của báo Công An Nhân Dân Online, ông Trần Xuân Toàn thay mặt Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Toàn Hải Nam có đơn gửi tới cơ quan đại diện của báo tại Tp. HCM.

Trong đơn, ông Toàn cho biết Công ty Toàn Hải Nam có mua 2 căn nhà tại số 171 và 173 đường Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM để làm tài sản hoạt động. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục mua bán, đóng lệ phí trước bạ đầy đủ, công ty đã nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (VP ĐKQSDĐ) tại Tp. HCM.

Nhưng sau nhiều tháng không được cấp “sổ hồng”, công ty đã đề nghị được rút hồ sơ với lý do thời gian nhận giấy quá lâu nên các đối tác đã hủy bỏ việc góp vốn./.

 

Theo Viettiems

https://viettimes.vn/cach-dat-vang-40-tran-phu-ve-tay-tu-nhan-tu-khach-san-hai-yen-den-sieu-du-an-condotel-beau-rivage-nha-trang-377804.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN