Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam

19:27 | 22/09/2018

DNTH: DN&TH; Hiện nay Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) đang là chủ đề bàn luận sôi nổi của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... trong đất nước chúng ta. Bởi có lẽ ai ai cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng này đối với xu hướng phát triển chung.

CMCN4.0 được xem là cuộc cách mạng có tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực, khi mà sự xuất hiện của công nghệ cao, máy móc thông minh, robot có trí tuệ nhân tạo… sẽ thay thế con người  trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa. Song hành với cuộc cách mạng này là những cơ hội và thách thức mà ai biết cách tận dụng sẽ biến nó thành điểm mạnh, lợi thế cho riêng mình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  phát buổi trong hội nghị  Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018

Những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI  phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - VBS 2018 cho biết “tinh thần doanh nghiệp và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thảo luận của chúng ta. Và chúng ta cùng thống nhất với nhau rằng: Đó cũng chính là những động lực mới trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.”

Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ Điện tử do đích thân Thủ tướng làm Chủ tịch. Quyết định này lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ: Chính phủ sẽ đi đầu trong nền kinh tế số - hướng tới một nền hành chính minh bạch và hiệu quả - yêu cầu quan trọng bậc nhất của một nền kinh tế thị trường hiện đại.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. Việt Nam có đủ tự tin để làm điều đó. Đồng thời Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, đó là khát vọng mãnh liệt, không thua kém với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Khi đi tìm hiểu sâu hơn về Cuộc CMCN 4.0 này, chúng ta sẽ nhận thấy những cơ hội có thể tranh thủ để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt.

Ông Vũ Tiến Lộc phát buổi trong hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018

Đối với doanh nghiệp: Khả năng biến đổi, cải cách các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị cho doanh nghiệp trong nước; Việc ứng dụng những công nghệ mới cho phép thúc đẩy năng suất lao động và tạo khả năng nâng cao mức thu nhập cho người dân; Chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt; Các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận công nghệ, máy móc, thiết bị... hiện đại một cách dễ dàng hơn từ đó có thể cải thiện chất lượng, tốc độ, giá cả hàng hóa cung ứng ra thị trường; Thông qua việc kết nối các cá nhân và cộng đồng trên toàn thế giới - một mối quan hệ mở, CMCN 4.0 sẽ mang lại cơ hội hợp tác toàn cầu  dẫn đến nhu cầu tăng thêm cho các sản phẩm, dịch vụ sẵn có; Tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí giá rẻ phục vụ người tiêu dùng (gọi taxi, đặt hàng, gửi bưu phẩm…).

Với người tiêu dùng: Được sử dụng những hàng hóa, dịch vụ tốt, giá cả phù hợp bởi các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh để phát triển; Được bảo vệ quyền lợi và sự minh bạch trong mọi tình huống bởi việc kết nối, tương tác với cộng đồng không còn gặp nhiều khó khăn như trước đây; Có nhiều sự lựa chọn cho dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng; Các doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến việc chăm sóc khánh hàng của mình; Và quan trọng hơn cả đó là chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện đáng kể.

Thách thức song hành

Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, cũng như nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay.

Rồi thách thức trong việc phải có nhận thức đầy đủ về bản chất, tác động của cuộc CMCN4.0 và khả năng tư duy, quản lý điều phối tích hợp các yếu tố công nghệ, phi công nghệ, giữa thực và ảo, giữa con người và máy móc; Nghiên cứu và phát triển trở thành chìa khóa quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, cần gắn kết chặt chẽ hơn nữa nghiên cứu khoa học và sản xuất; Gia tăng bức xúc xã hội do sự thâm nhập của các công nghệ kỹ thuật số và các động lực của việc chia sẻ thông tin tiêu biểu của truyền thông xã hội; Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã hội, rủi ro công nghệ. Thêm vào đó, cuộc CMCN4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào thế bị động trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này. Vì thế chúng ta phải thường xuyên cập nhật và đào tạo được những nghề mà việc làm chưa từng tồn tại trước đó và nghề mà việc làm sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh./.

PV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN