Cách mạng tháng 8 năm 1945: Cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam và bài học về nắm bắt thời cơ
11:55 | 19/08/2021
DNTH: 76 năm nhìn lại, cách mạng tháng 8 năm 1945 – cuộc cách mạng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước ta đã lập nên những kỳ tích mang tính lịch sử nhân loại, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đưa Nhân dân Việt Nam thoát cảnh nô lệ, lầm tham bước lên làm chủ đất nước.
Cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “chẳng những giai cấp lao động và Nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”

Thật đúng là vậy, cách mạng tháng 8 năm 1945 trở thành cuộc cách mạng vĩ đại nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mùa thu năm 1945 đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản vận mệnh của đất nước và dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do tiến liên chủ nghĩa xã hội, là tiếng vang gây chấn động lịch sử thế giới.
Trước cuộc cách mạng này, dân tộc Việt Nam đã có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh, phong trào khởi nghĩa, nhưng đều đi đến thất bại. Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hơn 80 năm đau thương trong xiềng xích nô lệ thực dân, phát xít, đổ biết bao nhiêu xương máu để đòi lại độc lập, tự do. Tất cả những cuộc đấu tranh đó, dù thất bại, nhưng nó là minh chứng rõ nhất cho ngọn lửa yêu nước nồng nàn, cùng tinh thần dân tộc luôn thường trực. Và với những thất bại của các phong trào khởi nghĩa, các cuộc đấu tranh đòi độc lập mang tính tự phát đó cũng chỉ ra rằng, những cuộc đấu tranh giai đoạn đó chưa tìm ra đường lối đúng đắn để giải phóng dân tộc.
Điển hình, hai đường lối được lựa chọn của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh dù có nhiều đổi mới, chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc và phương pháp cách mạng là bạo động vũ trang. Nhưng, những hạn chế trong phương pháp đấu tranh như cầu viện Nhật để chống Pháp – Phan Bội Châu và biện pháp ôn hòa, xu hướng dựa vào Pháp để “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” để từ đó giành chủ quyền cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân – Phan Châu Trinh đã không mang lại kết quả tốt đẹp cho đất nước vốn chịu nhiều đau thương.

Tại thời điểm đó, sự xuất hiện của người thanh niên Nguyễn Tất Thành như luồng ánh sáng mới cho cách mạng Việt Nam. Người thanh niên ấy, rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911) trên con tàu Đô đốc Latouche - Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba – anh Ba để mong mỏi tìm ra một con đường tự do, con đường cứu nước, giành lại độc lập cho dân tộc mình. Với cái tên anh Ba và thay đổi bằng nhiều cái tên khác, Nguyễn Tất Thành đã làm đủ nghề để kiếm sống và học tập ngoại ngữ, từ phụ bếp trên tàu, người cào tuyết, thợ đốt lò ở Anh nhiều cực nhọc vất vả đến người phụ bếp tại khách sạn Carlton, London dưới sự điều khiển của vua đầu bếp người Pháp Escophier. Không nề hà bất kỳ công việc nào, để có tiền và điều kiện học hỏi những điều mà người thanh niên ấy cho là "tinh hoa và tiến bộ" từ các nước phương Tây, nhằm thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thuộc địa và sự thống trị của thực dân Pháp. Người thanh niên ấy chính là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã được tiếp cận và nhìn ra ánh sáng thời đại qua luận cương của Lênin – đó chính là ánh sáng cuối đường hầm cho lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XX thoát khỏi ách nô lệ của thực dân.

Trong “con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Người đã nói: “luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Khi ủng hộ Quốc tế III, tin theo Lênin Người vẫn chưa thực sự hiểu về cách mạng tháng Mười Nga, càng chưa thể hiểu được những học thuyết của chủ nghĩa Marx - Lênin là gì. Nhưng, sau khi đọc sơ thảo luận cương của Lênin, Người đã khẳng định và tìm ra chân lý: "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản".

Từ đó, Người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925); tích cực huấn luyện cán bộ, tổ chức truyền bá tư tưởng cách mạng, về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Marx - Lênin vào nước ta qua các phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Và với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cách mạng Việt Nam lúc đó, vào tháng 3/1929, tại nhà số 5D, phố Hàm Long, thành phố Hà Nội, Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập. Chủ trương là tích cực vận động thành lập một Ðảng Cộng sản, thay cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, để đứng lên lãnh đạo cách mạng. Ngày 17/6/1929, tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, thành phố Hà Nội, đại biểu các tổ chức cơ sở đảng ở miền Bắc, họp và quyết định thành lập tổ chức Ðông Dương Cộng sản Ðảng. Cùng năm đó, tháng 8/1929, tổ chức An Nam Cộng sản Ðảng được thành lập ở Nam Kỳ. Sau 3 tháng, ngày 1/1/1930, Ðông Dương Cộng sản Liên đoàn cũng được ra đời. Trong vòng 8 tháng, đất nước có tới 3 tổ chức cộng sản được thành lập.
Nhìn vào tiến trình lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, cả ba tổ chức cộng sản ra đời trong một thời gian rất ngắn và cùng hoạt động. Điều này, đã phản ánh tất yếu của xu thế cách mạng, nhưng tiềm ẩn nguy cơ chia rẽ. Vì ở tại hoàn cảnh đó, yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải có một chính đảng Ðảng Cộng sản thống nhất trong cả nước lãnh đạo, chứ không phải là cùng một lúc 3 Đảng… xuất phát từ nhu cầu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam được ra đời như một sứ mệnh lịch sử đã chọn.

Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) được đánh giá là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam, là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Marx - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỷ 20; đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, cách mạng Việt Nam chấm dứt quãng thời gian bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước, chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Kể từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành cả về lượng và chất, khẳng định là lực lượng tiên phong, nắm vai trò dẫn dắt lịch sử dân tộc bằng đường lối chiến lược đúng đắn. Đảng có khả năng tập hợp, vận động, giác ngộ, thu hút quần chúng đi theo cách mạng. Chủ nghĩa Marx - Lênin lúc này trở thành ngọn đèn “hải đăng” soi chiếu cho cách mạng Việt Nam, bất chấp có nhiều luồng tư tưởng và sự tra tấn, khủng bố dã man của kẻ thù. Nhiều tấm gương chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù thành trường học cộng sản và cũng từ nơi đây đã rèn luyện, đào tạo ra lớp lớp cán bộ lãnh đạo xuất sắc cho cách mạng Việt Nam; nền tảng tư tưởng của Đảng được tô thắm bằng máu xương của biết bao chiến sĩ và nhiệm vụ giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng lúc này chính là bảo vệ vững chắc chiếc la bàn - phong trào cách mạng khỏi bị chệch hướng.

Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu tháng 8 năm 1945, diễn ra nhanh chóng trong vòng 2 tuần đã giành được thắng lợi toàn quốc, có những khu vực lực lượng cách mạng chỉ mất một ngày giành lại chính quyền, có những nơi lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương chưa đến, cấp ủy địa phương đã chủ động lãnh đạo Nhân dân vùng lên cướp chính quyền.
Đến tận bây giờ, nhiều thế lực thù địch vẫn cho rằng, cách mạng tháng 8 năm 1945 của Việt Nam là một sự ăn may, không có vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực tế, đó là những luận điệu sai trái, là sự bóp méo lịch sử. Bởi họ quên rằng, trước mỗi một cuộc đấu tranh, Đảng và Nhân dân ta đã có một sự chuẩn bị kỹ càng. Phong trào cách mạng năm 1930 - 1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh; phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương; Phong trào kháng Nhật cứu quốc chính là nền tảng là cái nôi dung dưỡng ý chí cho quần chúng cách mạng, giác ngộ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng vùng lên cứu nước khi thời cơ chín muồi.
Chính nhờ đường lối đúng đắn, chiến lược rõ ràng và nhất quán, Đảng đã lấy được niềm tin của quần chúng Nhân dân, nhất tề đứng lên, theo Đảng và hướng về cách mạng, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 – chính là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự quyết dân tộc. Mở đầu bản tuyên ngôn, Người trích dẫn tinh thần bất hủ trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và nước Pháp về quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng của con người; Người đã lên án thực dân Pháp, phát xít Nhật đã tước đoạt những quyền cơ bản ấy của Nhân dân Việt Nam; Người cũng khẳng định Việt Nam đã tự giành lại những quyền bất khả xâm phạm đó bằng máu xương của mình. Kết lại bản Tuyên ngôn, Người thể hiện tinh thần cách mạng, tỏ rõ lời thề lịch sử, hội đủ sức mạnh mấy ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt Nam: “… Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy…”.
Bài học về thời cơ – nắm bắt vận mệnh của dân tộc
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã đưa lại nhiều bài học lớn. Bài học về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, về vai trò và sức mạnh của Nhân dân đối với phong trào đấu tranh… và bài học góp phần vào sự thành công chính là bài học về nắm bắt thời cơ.
Lệnh tổng khởi nghĩa được phát ra đúng vào thời điểm phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (14/8/1945). Sự kiện này đã chính thức kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này, Đảng ta đã nhìn ra thời cơ và vận mệnh của dân tộc đã tới, đã đến lúc dân tộc Việt Nam đứng lên giành chính quyền về tay Nhân dân. Chính bởi sự lãnh đạo tài tình và đường lối đúng đắn đó, đã mang đến một mùa thu thắng lợi trong lịch sử dân tộc.
Trong lãnh đạo, thời chiến cũng như thời bình, khi bàn về những quyết sách có tính chiến lược, Đảng ta luôn xem xét một cách thấu đáo giữa thực lực và thời cơ, dự báo tình hình một cách khách quan, thời cơ và thách thức. Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là bằng mọi cách, phát huy cho được thời cơ, đẩy lùi cho được thách thức, tận dụng mọi tình thế biến nguy thành cơ. Và theo đó, không có 15 năm đấu tranh quyết liệt, đầy hy sinh gian khổ, nhuộm máu đồng bào, không có đường lối đúng đắn, kể từ ngày Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 thì không thể có thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Không những vậy, đường lối đúng đắn của Đảng còn được thể hiện qua 30 năm chiến đấu kiên cường, dốc hết sức người, sức của cho tiền tuyến trong hai cuộc chiến tranh cứu nước, chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã làm nên đại thắng mùa xuân huy hoàng ngày 30/4/1975. Và bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác như một lời tiên tri về sự sụp đổ của chế độ Mỹ - Ngụy trước sức mạnh của cách mạng miền Nam và cũng là lời động viên, nhắc nhở Nhân dân hai miền Nam Bắc quyết tâm thực hiện lời thề độc lập dân tộc:
“Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sỹ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”

Trải qua 35 năm đổi mới với những thành tựu to lớn, diện mạo đất nước thay đổi, to đẹp hơn gấp nhiều lần, đời sống Nhân dân được nâng cao rõ rệt về vật chất, văn hóa, tinh thần, về mức sống và chất lượng cuộc sống; nhất là về ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, dịch vụ cuộc sống. Hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố vững mạnh, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng, kết hợp nội lực với ngoại lực, nâng cao vị thế của Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nêu rõ và Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Chiến thắng đại dịch Covid – 19 đưa đất nước trở về trạng thái bình thường mới
Bài học về nắm bắt thời cơ càng được thể hiện rất rõ trong định hướng, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid – 19. Nhận định tình hình thế giới và trong nước, trước những nguy cơ bùng phát của dịch bệnh Covid - 19, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, công tác phòng, chống dịch Covid - 19 của cả nước đã được đưa lên mức độ cao nhất, với những biện pháp quyết liệt, kịp thời.

Ngay từ những ngày đầu tháng 3/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết chung sức chống dịch Covid - 19. Đặc biệt, thực hiện mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho Nhân dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh song hành cùng “mục tiêu kép” vừa chống dịch Covid – 19 hiệu quả, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã có những quyết sách, chiến lược, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp kịp thời, quyết liệt như: tập trung tổ chức tốt việc khoanh vùng, dập dịch; truy vết người tiếp xúc với nguồn bệnh trong phạm vi phù hợp; kiểm soát chặt chẽ người bên trong các khu vực phong tỏa, cách ly những người lây nhiễm và tiếp xúc gần một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị về công tác phòng, chống dịch Covid - 19 như: Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid - 19; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid -19... và mới đây là các Chỉ thị về giãn cách xã hội tại hai thành phố lớn nhất nhì cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội nhằm ngăn chặn sự lây lan và bùng phát dịch trên diện rộng.
Nhìn lại kết quả trong công tác phòng, chống dịch Covid - 19 gần hai năm qua của đất nước: con số tử vong đã được giảm thiểu tối đa nhất có thể; ngăn ngừa dịch lây lan diện rộng; khoanh vùng; truy vết tận gốc. Theo đó, tại Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm là 301.957, đang điều trị 180.124, điều trị khỏi 115.059, tử vong 6.770. Thế giới hiện đang có 209.558.900 ca nhiễm, đang nhiễm 17.331.526, khỏi 187.829.140, con số tử vong là hơn 4 triệu người (4.398.234) theo số liệu của Bộ Y tế (19/8/2021).
Để đạt được những thành quả ấy, chính là nhờ sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc. Đó là, sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, chính quyền các cấp và sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của toàn thể Nhân dân Việt Nam. Điều này, càng thể hiện rõ hơn trong lời kêu gọi ủng hộ quỹ vaccine phòng, chống Covid – 19 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: “dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống Covid - 19, sự đồng lòng của Nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn.

Kinh nghiệm cho thấy, năm 1945, trước những khó khăn chồng chất của tình thế cách mạng ngàn cân treo sợi tóc, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào ta trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “tuần lễ vàng”, với tinh thần “người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều”, tạo nên “quỹ độc lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công”. Từ lời kêu gọi của Thủ tướng Chính Phủ, biết bao nhiêu tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, Nhân dân cả ở trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài nhiệt thành ủng hộ… quỹ không ngừng gia tăng theo ngày, với số tiền là 8.626 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi, tính đến 11h ngày 19/8).

Đến nay, tình hình dịch tại các tỉnh nhiều nguy cơ như: Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh, thành đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh dịch Covid - 19 vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, nhưng với tinh thần chống dịch quyết liệt, Thành ủy, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả hệ thống chính trị đã rất chủ động, thần tốc và quyết liệt sử dụng mọi biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan và dập dịch tại chỗ.

Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, thành phố, nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người dân với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả đã động viên, tiếp sức cho các lực lượng ở tuyến đầu và những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế vượt qua dịch bệnh. Để đảm bảo phòng, chống dịch Covid - 19 hiệu quả, Việt Nam cũng đang tích cực triển khai nhanh chóng chiến lược vaccine và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng kế hoạch tiêm vaccine trên cả nước với lộ trình khoa học, hiệu quả, tiến tới miễn dịch cộng đồng đưa đất nước trở về trạng thái bình thường mới.
Có thể thấy, sức mạnh của một dân tộc không phải là có thật nhiều vũ khí tối tân, sức công phá lớn, nhiều tiền hay lãnh thổ rộng lớn mà sức mạnh ấy có được từ lòng nhân ái, từ tinh thần đoàn kết, trí tuệ, khát vọng tự do của cả một dân tộc. Đây cũng chính là những giá trị sống đầy nhân văn của dân tộc Việt Nam muốn lan tỏa trên toàn thế giới. Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã khởi nguồn cho những giá trị cao đẹp đó, Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thắp ngọn lửa thiêng ấy trên đài sen dân tộc và thế hệ kế tiếp sẽ là người giữ ngọn lửa thiêng ấy cháy mãi.
Tài liệu tham khảo: Hồ Chí Minh toàn tập
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá
DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo
DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Đô thị cuộc sống
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...