Thứ hai, 02/10/2023, 01:19

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nhìn ra thế giới

Cách người Nhật Bản biến con cá chép màu thành báu vật xuất khẩu hàng chục triệu USD mỗi năm

DNTH: Ngày nay cá chép Koi Nhật Bản đã trở thành thú chơi vương giả khắp thế giới. Khởi nguồn chỉ là thú vui của các gia đình quyền quý và những thương nhân giàu có tại thành phố Hiroshima, cá Koi Nhật Bản giờ đây đã xuất khẩu toàn cầu đem lại 44 triệu USD Mỹ mỗi năm.
5 Cá Koi Nhật mang màu sắc rực rỡ là thú chơi vương giả.
Cá Koi Nhật mang màu sắc rực rỡ là thú chơi vương giả.

Gia đình ông Koinishi Joji đã làm nghề gây giống cá koi trong suốt hơn một thế kỷ. Vào thời kỳ đầu, khách hàng của họ là các gia đình quyền quý và những thương nhân giàu có tại thành phố Hiroshima. Gia đình ông đã từng hiến tặng hàng nghìn con cá koi đủ màu cho lâu đài Hiroshima, nơi chúng được thả xuống hào nước để tạo cảnh quan cho lâu đài.

Ông Koinishi Joji nói: "Tôi hy vọng rằng cá koi sẽ được chính thức công nhận là biểu tượng của Hiroshima".

Từ chỗ chỉ được biết đến trong nội địa Nhật Bản, trong khoảng 10 năm trở lại đây, cá koi đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại 44 triệu USD Mỹ cho Nhật Bản trong năm 2021, tăng gần gấp đôi so với năm 2012.

 

5 Cá Koi Nhật Bản được xuất khẩu đi nhiều quốc gia.
Cá Koi Nhật Bản được xuất khẩu đi nhiều quốc gia.

Ông Sakai Kentaro, người nuôi cá Koi, cho biết: "95% doanh thu của tôi đến từ thị trường xuất khẩu. Các khách hàng từ Đông Nam Á rất thích cá koi, họ thường đem chúng đến các cuộc thi cá đẹp, trong khi các khách hàng từ Mỹ và châu Âu lại muốn xây dựng các khu vườn thả cá theo phong cách Nhật Bản".

Để sở hữu 1 chú cá Koi đẹp có thể tốn đến 20.000 USD, tương đương khoảng 450 triệu đồng. Lịch sử đã từng ghi lại trường hợp năm 2018, cá Koi được nhà Kentaro Sakai (Nhật Bản) bán cho nhà sưu tập Yingying đến từ Đài Loan với giá 203.000.000 Yên, tương đương với khoảng 42 tỷ đồng. Đây là con cá chép Koi được bán với giá cao nhất thế giới từ trước đến nay. Con cá này có đặc điểm là chỉ có 2 màu chủ đạo: trắng và đỏ nguyên chất.

 

5 Cá chép Koi được xem là biểu tượng của sự may mắn.
Cá chép Koi được xem là biểu tượng của sự may mắn.

Với người Nhật, cá chép Koi được xem là biểu tượng của sự may mắn, của tình yêu, của thành công, thịnh vượng với cả trăm loài khác nhau. Bản thân cái tên Kohaku cũng có nghĩa là màu đỏ và trắng, và đây là giống cá cảnh đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản. Màu đỏ và trắng là 2 màu chủ đạo, tượng trưng cho niềm vui và sự tinh khiết trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Một hồ cá Koi có ý nghĩa là cầu chúc may mắn, niềm vui và sự thịnh vượng luôn sinh sôi và phát triển trong gia đình.

Nhiều gia đình tại Nhật Bản đã truyền lại nghề nhân giống và nuôi cá koi cho các thế hệ tiếp theo, nhờ vậy đã tích lũy được kinh nghiệm trong nhiều năm. Các chuyên gia nuôi cá koi cho biết, họ đầu tư đáng kể vào ao nuôi cá và tự chế biến các thức ăn đặc thù cho loại cá này. Những con cá đẹp nhất sẽ được chủ trại cá mang đi thi để lấy danh tiếng hoặc đem bán đấu giá, với mức giá cao nhất từng được ghi nhận là 1,8 triệu USD trong một cuộc đấu giá vào năm 2018.

5 Nhiều người sẵn sàng chi tiền tỷ để sở hữu những con cá Koi Nhật Bản.
Nhiều người sẵn sàng chi tiền tỷ để sở hữu những con cá Koi Nhật Bản.

Chính sự thuần chủng và ý nghĩa tâm linh của cá Koi đã khiến loài cá này được nhiều người trên thế giới yêu thích và chấp nhận mua với mức giá cao “cắt cổ” như vậy.

Ngoài ra, chi phí để duy trì bể cá Koi cũng không hề rẻ. Thậm chí còn có quan niệm cho rằng chơi cá Koi chỉ là thú vui dành cho người giàu. Ước tính ngoài chi phí nuôi dưỡng và bảo trì thường niên, 1 người chơi cá cảnh sành sỏi tốn cả trăm triệu để tạo được một ao cá Koi. Đây cũng là yếu tố quyết định tại sao cá Koi lại đắt.

Mỗi năm, ở Nhật Bản có gần 1 triệu cá thể Koi ra đời. Trong 500.000 chú cá Koi ra đời thì có khoảng 50 con có tiềm năng được đem đi đấu giá khi 2 tuổi. Đó phải là những cá thể có màu rất đẹp, các mảng màu cùng tông, tạo thành 1 dải màu đồng bộ khi lướt đi./.

Theo Bình Châu/TH&SP

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư nông sản đang kỳ vọng điều gì trước báo cáo quan trọng của Bộ nông nghiệp Mỹ?

Các nhà đầu tư nông sản đang kỳ vọng điều gì trước báo cáo quan...

DNTH: Những cuộc tranh luận về "siêu chu kỳ hàng hoá" đã dần biến mất cùng với diễn biến trầm lắng hơn của các mặt hàng nông sản so với giai đoạn biến động rất lớn trong những tháng đầu năm 2021.
Kết nối doanh nghiệp nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc

Kết nối doanh nghiệp nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc

DNTH: Bộ NN&PTNT cho biết, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác Bộ NN&PTNT vừa có buổi tọa đàm với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để kết nối doanh nghiệp nông lâm thủy sản hai nước. Tọa đàm có sự tham gia của đại diện các cơ quan chuyên môn, địa phương, doanh nghiệp đến từ 2 quốc gia.
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng gần 24%

Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng gần 24%

DNTH: Giá năng lượng và lạm phát liên tục ở mức cao cùng nhiều khó khăn khác, từ tháng 8/2022 đến nay, số lượng doanh nghiệp Đức mất khả năng thanh toán liên tục tăng.
Nước, bán dẫn và nông dân

Nước, bán dẫn và nông dân

DNTH: Hạn hán lịch sử, Đài Loan buộc phải đóng cửa một phần hệ thống tưới tiêu nông nghiệp để dành nguồn nước quý giá cho các nhà máy bán dẫn.
EU ban hành ngưỡng dư lượng thủy ngân mới trong thủy sản và muối

EU ban hành ngưỡng dư lượng thủy ngân mới trong thủy sản và muối

DNTH: Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Quy định 2022/617, thay thế Quy định 1881/2006 về dư lượng tối đa của thủy ngân trong thủy sản và muối.
Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa sẽ đẩy Mỹ vào bờ vực suy thoái?

Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nữa sẽ đẩy Mỹ vào bờ vực suy...

DNTH: Nhiều hy vọng cho rằng bất kỳ cuộc suy thoái nào cũng sẽ nhẹ nhàng, nhưng hiện nay lại là tình thế chưa từng có tiền lệ đối với FED. Các cựu chủ tịch ngân hàng trung ương Alan Greenspan, Ben Bernanke và đương kim Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chưa bao giờ phải tăng lãi suất nhiều lần liên tiếp với quy mô lớn đến vậy.
Mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất

Mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất

DNTH: Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023 là ba tháng nóng nhất từng được ghi nhận.
Năm 2020, Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam

Năm 2020, Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam

Trong năm 2020, Philippines đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 2,22 triệu tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, giá 476 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 19,3% về kim ngạch và tăng 14,7% về giá so với năm 2019.