Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

10:15 | 10/04/2025

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di vật, cổ vật; kho bảo quản di sản tư liệu; di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác và hướng dẫn việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Theo đó, việc quy định cụ thể về thủ tục hành chính kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa sẽ góp phần nhận diện, phân loại và đánh giá giá trị của di sản, làm cơ sở để xây dựng các biện pháp bảo vệ, tránh mai một, thất lạc hoặc hủy hoại do môi trường.

Ngoài ra, việc lập danh mục di sản tạo cơ sở pháp lý để bố trí ngân sách bảo vệ, tu bổ, phục hồi di sản, phân cấp quản lý Nhà nước về di sản văn hóa. Mặt khác, kiểm kê lập danh mục di sản còn giúp cho việc lập hồ sơ xếp hạng hoặc đưa vào danh mục Quốc gia, đề nghị ghi danh vào các danh sách của UNESCO, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại địa phương.

Nghề se lanh dệt vải của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang - Môi trường du  lịch Việt Nam

Theo Bộ VHTT&DL, hoạt động kiểm kê di sản văn hóa đã được các tỉnh, TP triển khai trong nhiều năm qua. Tính đến nay, trên cả nước, UBND các tỉnh, TP đã xếp hạng trên 11.000 di tích cấp tỉnh, TP; Bộ VHTT&DL đã xếp hạng 3.653 di tích quốc gia và Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng 143 di tích Quốc gia đặc biệt; đồng thời, có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa. 620 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê.

Chương trình Ký ức thế giới do UNESCO khởi xướng từ năm 1992 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tư liệu. Việt Nam tham gia chương trình này từ năm 2006, gần 20 năm là quốc gia thành viên tham gia chương trình nhưng di sản tư liệu mới bắt đầu khởi động hành lang pháp lý để bảo vệ và phát huy giá trị.

Ngày 23/11/2024, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa, trong đó có di sản tư liệu. Đây là một loại hình di sản mới đối với nước ta, từ các khái niệm loại hình, thuật ngữ, tiêu chí nhận diện, hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, quy trình ghi danh cho đến các biện pháp tiếp nhận quản lý... đòi hỏi cần bổ sung thêm các quy định để bảo đảm sự thống nhất, tương thích trong hệ thống pháp luật. Qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật về di sản để Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống.

Trang phục độc đáo của đồng bào dân tộc H'Mông-LEAD TRAVEL

Việc phân loại di vật, cổ vật không chỉ giúp xác định giá trị của di vật, mà còn hỗ trợ công tác bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả. Đây là bước đi cần thiết để đảm bảo việc gìn giữ kho tàng văn hóa của dân tộc một cách có hệ thống, khoa học và hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích thực tiễn thời gian qua đã được triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước. Với số lượng trên 40.000 di tích đã được kiểm kê, xếp hạng ở các cấp độ, quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các tổ chức, người được giao quản lý, sử dụng di tích mong muốn đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cộng đồng. Vì vậy, việc quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích trong thông tư là cần thiết.

Với hơn 4 triệu hiện vật, 327 bảo vật quốc gia rất đa dạng, đang được lưu trữ tại các bảo tàng, di tích trên cả nước, để hạn chế nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khi sử dụng, khai thác vì mục đích kinh doanh, cần phải có những quy định cụ thể. “Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Thông tư phân loại di vật, cổ vật; kho bảo quản di sản tư liệu; di sản văn hóa hạn chế sử dụng, khai thác và hướng dẫn việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu Quốc gia về di sản văn hóa là cần thiết” – Bộ VHTT&DL nhấn mạnh.

Thời gian lấy ý kiến Dự thảo đến hết ngày 7/6/2025.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

Tết Hàn thực, nét văn hoá độc đáo của người Việt

DNTH: Tết Hàn Thực, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Tết hàn thực mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa riêng biệt gắn liền với văn hóa...

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

XEM THÊM TIN