Cận cảnh siêu đô thị bị Thủ tướng yêu cầu xử lý về quy hoạch

10:03 | 07/06/2019

DNTH: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng phá vỡ quy hoạch tại nhiều khu đô thị kiểu mẫu, điển hình như khu đô thị Ciputra, khu Đoàn ngoại giao...

ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Khu đô thị Ciputra được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị Việt Nam (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia), được giới thiệu là khu đô thị quốc tế lớn nhất đầu tiên tại Hà Nội.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Đây cũng là khu đô thi mới đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển theo quy hoạch tổng thể của thủ đô có quy mô 310ha (Ảnh: ciputra.hanoi.com).
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Thời gian vừa qua, hàng trăm hộ dân khu đô thị Ciputra đã ký vào đơn kiến nghị về việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc khu đô thị Ciputra - giai đoạn 2.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Theo phản ánh của các hộ dân, tại một số ô đất, chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch theo hướng nâng lên đến 20 tầng, tăng mật độ xây dựng (Ảnh: ciputra.hanoi.com).
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Như tại ô đất I.B.29-NO có diện tích 35.420m2, quy hoạch năm 2004 để xây dựng nhà cao tầng nay chuyển sang nhà thấp tầng (5 tầng). Mật độ xây dựng từ 25,7% tăng lên khoảng 65%.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Hay ô đất TM-13 diện tích 54.977m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ không có cư dân nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người để cân đối từ ô đất I.B.29-NO sang. Đáng lưu ý là ô đất TM-13 trước quy hoạch 5 tòa (cao từ 5 đến 47 tầng) thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Người dân cho rằng, chủ đầu tư đã lừa dối người mua nhà khi biến một khu đô thị hiện đại “đáng sống” nhất thủ đô thành một khu toàn nhà chọc trời.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Nội dung đơn kiến nghị cộng đồng dân cư cũng cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch là vì lợi ích nhóm của nhà đầu tư không phải vì lợi ích của người dân.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Từ việc xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch lần này, cư dân lại phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh quy hoạch các ô đất khác không lấy ý kiến người dân mà vẫn được cơ quan chức năng “hợp thức hoá”.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
Trước đó, nhiều ô đất đã được điều chỉnh theo hướng tăng mật độ dân số. Có ô đất tăng tới gần 5.000 người nhưng người dân cho hay họ không hề biết, không được xin ý kiến.
ben trong sieu do thi thu tuong yeu cau xu ly ve quy hoach
"Cư dân Ciputra là một phần chủ thể của quy hoạch, nhưng chủ đầu tư không hề nói gì với chúng tôi. Không xin ý kiến cộng đồng nhưng một loạt nhà ở đã và đang được xây dựng. Bao nhiêu ô đất kia họ đã làm rồi có ai biết? Ai phản ánh không? Đây được coi là một trong những khu đô thị đáng sống nhất Hà Nội chúng tôi phản đối mọi việc điều chỉnh quy hoạch như vậy" - ông Đỗ Đức Du (nhà 15T6) bức xúc.

Sẽ thanh tra các quy hoạch đô thị bị điều chỉnh

Trong phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 5/6, trả lời về việc điều chỉnh quy hoạch đô thị được nhiều đại biểu đặt ra, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch là một nội dung, một nhiệm vụ trong hoạt động quy hoạch và trong quá trình thực hiện quy hoạch. Trong đó, có điều chỉnh quy hoạch do Nhà nước yêu cầu (chất lượng quy hoạch kém); điều chỉnh quy hoạch do người dân yêu cầu (quy hoạch không phù hợp quyền lợi của người dân); điều chỉnh quy hoạch do nhà đầu tư yêu cầu.

Theo Phó Thủ tướng, dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội đang rất bức xúc về tình trạng điều chỉnh quy hoạch đô thị tùy tiện, chạy theo nhà đầu tư. Theo đó, việc nâng tầng cao, tăng mật độ xây dựng làm gia tăng dân số, giảm không gian công cộng… khiến hệ thống hạ tầng quá tải. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, gây bức xúc trong dư luận.

Về biện pháp khắc phục, yêu cầu Bộ Xây dựng cùng các địa phương cho thanh tra, kiểm tra, rà soát lại các quy hoạch điều chỉnh. Xem xét, xử lý nghiêm với các quy hoạch điều chỉnh nhưng vi phạm về quy chuẩn và tiêu chuẩn quy hoạch. Cho dừng điều chỉnh quy hoạch với những quy hoạch vi phạm chưa thực hiện, đang thực hiện. Có các giải pháp đầu tư hạ tầng để đáp ứng yêu cầu gia tăng dân số và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong điều chỉnh quy hoạch không đúng quy chuẩn.

Theo Vietnamnet

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN