Cần chế tài mạnh hơn với việc tung tin đồn ảnh hưởng thị trường

10:19 | 29/10/2022

DNTH: Các tin đồn thất thiệt về doanh nghiệp (DN) cũng như thị trường chứng khoán (TTCK) gây ra hậu quả rất nghiệm trọng, đó có thể coi là hành vi thao túng thị trường. Cần tăng cường xử lý với mức chế tài thích đáng để bảo vệ các nhà đầu tư.

Cần chế tài mạnh hơn với việc tung tin đồn ảnh hưởng thị trường - Ảnh 1.
Tin đồn có thể làm "bốc hơi" ngay lập tức nhiều tỷ USD trong thời gian ngắn.

Tin đồn có thể làm bốc hơi nhiều tỷ USD trong thời gian ngắn

Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích, nền kinh tế đang tăng trưởng hồi phục tốt, lạm phát thấp chỉ đạt 2,73%, nhập khẩu tốt, chỉ số tiêu dùng cuối cùng của nền kinh tế phản ánh mức tiêu dùng tốt. Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu diễn biến bất lợi, nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Tuy nhiên, TTCK có những biến động tiêu cực khá nghịch lý, ngược đà tăng của nền kinh tế.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: bên cạnh biến động lên xuống thông thường của thị trường, một trong những nguyên nhân tác động là các tin đồn thất thiệt, làm suy giảm lòng tin nhà đầu tư trên thị trường.

Nhìn rộng ra trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam mà TTCK ở đâu cũng rất nhạy cảm, chịu ảnh hưởng lớn của các thông tin, tin đồn, tác động tới lòng tin của các nhà đầu tư.

Phản ứng thị trường với thông tin, tin đồn rất mạnh, đánh vào tâm lý nhà đầu tư, thậm chí tạo hoảng loạn thị trường, ngay cả tại các quốc gia phát triển có thị trường lâu đời như Mỹ, Anh... vị chuyên gia này dẫn chứng, có vụ việc TTCK Down Jones Mỹ bị sụt giảm, làm 'bốc hơi' ngay lập tức nhiều tỷ USD chỉ vì một tin đồn về vụ nổ xảy ra tại Nhà Trắng xuất hiện khoảng 10 giây.

Trở lại TTCK Việt Nam, vừa qua bị ảnh hưởng khá nhiều bởi những thông tin về các vụ việc xử lý vi phạm khá "dồn dập". Thực tế, các vi phạm về ‘mua khống, bán khống, tổ lái’... là những vấn đề đã tồn tại từ những năm trước đây, không chỉ ở Việt Nam.

Đặc biệt, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) mở ra kênh phát hành phiếu riêng lẻ, nhưng do cơ chế ‘mở, thông thoáng quá’ đến mức hơn cả các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.

Có giai đoạn kiểm tra giám sát không chặt chẽ, nên có những DN lợi dụng phát hành quá lớn, có DN huy động tới vài chục lần so với vốn chủ sở hữu, hay như việc lợi dụng kẽ hở, "hô biến" nhà đầu tư không chuyên thành chuyên nghiệp, qua các hợp đồng ủy thác công ty môi giới và chứng khoán... những yếu tố trên là những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro.

Những vấn đề của thị trường đã tồn tại từ trước, điểm khác là các động thái xử lý thời gian vừa qua trở nên dứt khoát, kiên quyết hơn với các cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Cần thẳng thắn nhìn nhận, lẽ ra, nếu có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn, xử lý hành chính kịp thời, thì có thể các vi phạm đã được ngăn chặn sớm. Thực tế có những DN huy động vốn chưa đến hạn trả chưa thể gọi là trốn nợ. Nếu lãnh đạo các DN vi phạm bị ‘tuýt còi’ sớm, các vụ việc không đi quá xa đến mức bị khởi tố, thì các DN vẫn có thể duy trì hoạt động, duy trì dòng tiền, giảm thiểu rủi ro về mất vốn cho các nhà đầu tư.

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đồng tình với quan điểm nhất quán của người đứng đầu Chính phủ là "không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự, nhưng ai sai phạm thì phải xử lý; bảo vệ, khuyến khích những người làm đúng, những người làm ăn chân chính, hiệu quả". Chính phủ đã nhận thức rất rõ những e ngại của cộng đồng DN, tạo điều kiện tối đa để DN phát triển, vì DN có phát triển mới thúc đẩy kinh tế. Mặc dù vậy, vẫn phải xử lý nghiêm minh, bảo đảm công bằng giữa các chủ thể trên thị trường, kịp thời "trị bệnh" để giữ thị trường phát triển bền vững lành mạnh trong dài hạn. Mặc dù trước mắt, việc xử lý sẽ gây hiệu ứng thiệt hại không nhỏ, do ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý nhà đầu tư cũng như thị trường. Đây là tình huống khó khăn với nhà điều hành ở thời điểm này.

Cần chế tài mạnh hơn với việc tung tin đồn ảnh hưởng thị trường - Ảnh 2.
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: tin đồn thất thiệt tác động nghiêm trọng tới thị trường nên cần xử lý nghiêm.

Mạnh tay với các tin đồn thất thiệt

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng: xử lý sai phạm liên quan đến lĩnh vực kinh tế là cần thiết, nhưng cần có sự khéo léo, sai đến đâu xử lý đến đó, cố gắng giảm thiểu tác động, tạo điều kiện để DN có nhiều cơ hội hơn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Đinh Trọng Thịnh ủng hộ quan điểm của lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các thông tin trên TTCK cần bảo đảm tính công khai minh bạch rõ ràng, đồng thời có các biện pháp ổn định thị trường tăng trưởng, tăng cường niềm tin nhà đầu tư. Về dài hạn, để TTCK hoạt động trở lại trạng thái ổn định, các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán cần công bố thông tin trên các kênh chính thống một cách chủ động, toàn diện, tăng cường công khai minh bạch. Đó là giải pháp tốt để xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư chân chính.

Việc xử lý các trường hợp tung tin đồn thất thiệt, mới đây, Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - cho biết cơ quan chức năng đang tích cực xác minh, điều tra, xử lý nghiêm những người có hành vi đưa tin sai sự thật liên quan đến những tập đoàn, DN kinh tế lớn.

Đánh giá cao quyết tâm của Bộ Công an, tuy nhiên, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, quy định xử lý các đối tượng tung tin đồn còn nhẹ so với hậu quả gây ra. Đặc biệt, các tin đồn thất thiệt tác động đến TTCK bị xử lý quá nhẹ nếu so với thiệt hại hàng chục nghìn tỷ, không có tính răn đe cao. Thực tế, ở nước ngoài, đã có trường hợp các đối thủ cạnh tranh thuê người tung ra các tin xấu, khiến cổ phiếu của DN đối thủ mất giá trị quy đổi ra hàng chục nghìn tỷ đồng, hoặc mục tiêu dìm giá cổ phiếu để thu gom hay thổi giá để bán. Do đó, thời gian tới cần có các chế tài và thực hiện xử lý nghiêm hơn các trường hợp tung tin đồn hay đưa ra các thông tin không đúng gây ảnh hưởng đến các DN làm ăn chân chính, TTCK cũng như thị trường tiền tệ. Việc đưa các thông tin về xử lý các vụ việc vi phạm kinh tế cần tính toán cẩn trọng, đặc biệt lưu ý đến khả năng tác động tới thị trường. Công tác quản lý thông tin cũng cần hiệu quả hơn, có tính kỷ luật cao, phải bảo đảm các thông tin vụ việc trên thị trường xuất phát từ nguồn tin chính thống trước tiên. Cần khẩn trương truy vết xử lý đi đôi với tăng chế tài với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, hay các hành vi thiếu ý thức, ăn theo "câu view", "câu like" để tính răn đe cao hơn.

Dù TTCK Việt Nam đang phải giải quyết một số vấn đề tồn tại, là biểu hiện của một quá trình phát triển nóng khá cục bộ trong một số lĩnh vực, nhưng xét về kinh tế vĩ mô, các hoạt động đầu tư FDI, các chỉ số về sản xuất công nghiệp và dịch vụ... vẫn ở mức lạc quan so với khu vực.

Đại diện công ty chứng khoán VNDIRECT cho hay, trong bối cảnh thị trường chung hiện nay, có rất nhiều đối tượng lợi dụng để tung các tin đồn thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc liên quan đến nhiều DN lớn của Việt Nam, trong đó có chính VNDIRECT.

"Chúng tôi không loại trừ việc những đối tượng này có thể có những động cơ phá hoại, trục lợi nhằm khiến cho nhà đầu tư hoang mang, bán tháo cổ phiếu và gây đổ vỡ niềm tin trong khi TTCK đang rất cần tất cả chúng ta chung tay bảo vệ. Sự đổ vỡ niềm tin lúc này không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân/tổ chức, mà còn là an ninh kinh tế", đại diện VNDIRECT nhận định.

DN chứng khoán này cho hay đang tích cực phối hợp và làm việc với cơ quan Nhà nước, cơ quan công an có thẩm quyền để truy tìm và xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt về DN hay các chủ thể khác của TTCK, cũng như xử lý các đối tượng có hành vi thao túng thị trường để xử lý nghiêm.

DN này cũng đã đề nghị các cơ quan báo chí phối hợp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào cuộc để xử lý các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc hoặc các đối tượng có hành vi thao túng nhằm giúp khôi phục lại niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam.

 

Theo Báo CP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?

DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'

DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn

DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường

DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...

Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản 

DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...

Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?

DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...

XEM THÊM TIN