Cần chiến lược đột phá duy trì sức hút dòng vốn FDI

19:57 | 06/03/2025

DNTH: Trong 2 tháng đầu năm, triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam khả quan. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng tăng, Việt Nam cần có những bước đi chiến lược mạnh mẽ, đột phá để duy trì sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế. 

Chú thích ảnh
Công ty TNHH TKG Tae Kwang Cần Thơ (100% vốn Hàn Quốc) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mũ giày và đế giày để sản xuất giày thể thao xuất khẩu. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sáng 6/3, tính đến hết tháng 2/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, vốn thực hiện ước đạt khoảng 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ.

Đại diện Cục Thống kê cho biết, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm ước đạt 2,95 tỷ USD là mức cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua. 

Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,42 tỷ USD, chiếm 82,1% tổng vốn FDI thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 203 triệu USD, chiếm 6,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 122 triệu USD, chiếm 4,1%.

Hiện các đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam vẫn là các đối tác truyền thống và đến từ châu Á. Đứng đầu là nhà đầu tư Hàn Quốc; tiếp đến là Singapore với hơn 1,48 tỷ USD, chiếm 21,4% tổng vốn đầu tư, giảm 32,9% so với cùng kỳ; tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Về số dự án, Trung Quốc mới là đối tác dẫn đầu, với số dự án đầu tư mới chiếm 31% và số lượt điều chỉnh vốn chiếm 18,8%. Các nhà đầu tư Hàn Quốc dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 27,1%)...

Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trong việc giữ chân nhà đầu tư, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc đua mà cần có những bước đi chiến lược, đột phá.

Theo TS Lê Hoài Quốc - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, thay vì chỉ chú trọng thu hút đầu tư, Việt Nam cần xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ bền vững, trong đó doanh nghiệp trong nước có sự liên kết chặt chẽ với các Tập đoàn FDI. Chính sách cần hướng đến thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa. 

Để thực hiện được điều này, TS Lê Hoài Quốc cho rằng, Việt Nam cần chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi hợp lý, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi để các bên liên quan phối hợp hiệu quả. Đặc biệt, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính và phát triển hạ tầng để duy trì lợi thế cạnh tranh. Xu hướng nhiều nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chú trọng vào ưu đãi thuế hay chi phí lao động, mà đặc biệt quan tâm đến tính ổn định và nhất quán của chính sách pháp lý. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nhưng so với các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia hay Malaysia, thủ tục hành chính vẫn là một trong những rào cản lớn. 

Việc cắt giảm thủ tục không chỉ dừng lại ở việc giảm số lượng giấy tờ, cần phải ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình cấp phép đầu tư, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Nếu Việt Nam không bắt kịp xu hướng này, nguy cơ mất đi các dòng vốn quan trọng vào tay các quốc gia có cơ chế linh hoạt hơn là rất lớn. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư cũng cần tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch và dễ tiếp cận. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025

DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững

DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?

DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.

Lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển

DNTH: Nếu đã xác định kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các chính sách và chiến lược phát triển phải lấy khu vực này làm trọng tâm.

XEM THÊM TIN