Cạn dòng Mekong: Bài 5 - Phập phồng sông nước
09:54 | 09/08/2019
DNTH: Những ngày qua, đi từ vùng đầu nguồn sông Hậu đến Tứ giác Long Xuyên và hạ nguồn sông Tiền giữa mùa lũ mà nơi đâu cũng khô ráo. Vào vùng lõi sông Hậu càng thấy rõ sự khác lạ. Khẩu hiệu "sống chung với lũ" đã hết thời...
Liên tục sạt lở bờ sông
Chúng tôi đến vàm sông Ô Môn, nơi tiếp giáp sông Hậu đang khoanh vùng sạt lở triền miên. Công trình bờ kè kiên cố đóng cọc móng còn đang thi công chưa xong. Dãy nhà dân phía trong bờ vẫn còn lụp xụp, vách phên che chắn tạm bợ vì chưa kịp di dời.
|
Lũ không về, nước đói phù sa, sạt lở trầm trọng hơn. |
Trong lúc trò chuyện với bà con có nhà ở kề bên miệng thủy thần, chúng tôi lại nghe tin phía trên kênh Cái Sắn, đoạn xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh ở đầu nguồn sông Hậu thuộc địa phận TP Cần Thơ vừa bị sạt lở nghiêm trọng. Có 5 căn nhà bị thiệt hại, nặng nhất là 2 căn bị đổ nhào xuống sông. Cùng lúc ở cuối nguồn sông Hậu còn có một vụ sạt lở khác làm trôi tuột một căn nhà ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng).
Tin thiên tai sạt lở ngày càng dày đặc. Từ vàm sông Ô Môn ra sông Hậu, dân xóm vàm sông nói sạt lở bất ngờ khó đoán trước. Có khi sụp đất ầm ầm giữa nửa đêm. Bây giờ sống ven sông bất an, vì hoàn cảnh đất đai chật hẹp chưa biết dời đi đâu.
Cách đây không lâu, ở các nhánh sông thuộc chi lưu phía Nam vùng hạ lưu sông Hậu như Ô Môn, Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ có hàng chục vụ sạt lở xảy ra. Nhiều vụ sạt lở, xói lở sụp đổ đường sá, cuốn trôi nhà cửa khiến người dân không kịp trở tay. Đời sống hàng ngàn hộ dân sinh cư bao đời theo tập quán ven sông không còn yên ả trong cảnh tạm bợ, khiến họ luôn phập phồng lo sợ.
Trời chiều ngả bóng, mùa gió Nam kèm theo mưa có lúc giật mạnh từng cơn. Cách mé sông sạt lở hai căn, nhà anh Lâm Minh Dũng lùi vào bên phía rạch vàm nên tránh được phần nào dông gió. Mấy mươi năm sống ở đây, dân vàm sông Ô Môn quen gọi anh với tên “Dũng Tôm”, bởi anh có hơn 30 năm theo đuổi nghề mua bán cá tôm tự nhiên, làm bạn với dân chài.
Anh Dũng nói: Tin tức báo đài về chuyện đắp đập thủy điện ở đầu nguồn khiến mấy ông làm nghề kéo lưới, ghe cào trong xóm buồn rầu não nuột. Thật ra đã có không ít ghe cào, xuồng giăng câu cắm sào, bỏ nghề từ mấy năm qua rồi. Không nước, không cá, nghề chài lưới héo hon như mắc cạn, chỉ còn cách lên bờ làm thuê làm mướn để sinh nhai.
Chừng 7 năm qua cá tôm sông Hậu dần dà mất tăm. Trong mấy bể chứa tôm cá trong nhà còn lưa thưa vài ký tôm lóng, anh Dũng nói: Bây giờ tôm càng xanh to đóng rong ngoài sông chài lưới được là hàng hiếm, hầu như không còn. Mấy năm qua tôi mua bán tôm nuôi từ Đồng Tháp đưa sang hay từ Bạc Liêu, Kiên Giang chở về. Cá ngon sông Hậu không còn thì ngoài chợ bán cá nuôi như cá lóc, cá rô, cá tra, điêu hồng, thát lát, cá he nuôi bè.
|
Cá tép sông Hậu không còn nhiều như trước. |
Thỉnh thoảng nghe tin ở miền Tây lưới được con cá khủng do bơi lạc là rất hiếm. Thử hỏi cá tự nhiên ngoài sông còn được bao nhiêu? Rồi đây nước thượng nguồn không về, cá không lên đồng được làm sao sinh sôi nảy nở. Tập quán sinh sản theo dòng nước của bao nhiêu loài trên dòng Mekong nổi tiếng như basa, bông lau, cá linh, tôm tép dần dà bị triệt đường sống.
Bỏ lúa vụ 3?
Dân làm lúa vụ 3 (còn gọi lúa vụ thu đông) phải trông chờ nước dâng theo triều ngày rằm hay cuối tháng âm lịch. Họ nói trồng lúa gặp khô hạn thiếu nước còn hơn bị trời đày.
Anh Khánh, một nông dân làm 7 công ruộng ở Ô Môn (Cần Thơ) phải chạy ra chợ mua thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Biết bao thứ tốn kém giờ phải bấm bụng chi ra. Anh than thở: Sau vụ hè thu lúa bán rẻ rề, nhưng làm nông chẳng lẽ ngồi không? Mới vừa bắt qua làm lúa vụ 3 cầu may chớ nước nôi kiểu này thấy khó ăn. Nước không lên đồng, chờ mưa, thắt ngặt quá phải bơm tưới, chịu tốn kém thêm. Nhưng ruộng ít nước thường sinh nhiều cỏ dại, sâu bệnh lúa phát sinh, chi phí phân bón, thuốc trừ bệnh tốn hơn.
Chúng tôi đi sâu vào tuyến kinh xáng Ô Môn, hai bên đường lúa thu đông đã gieo sạ lên xanh, lơ thơ độ chừng một tháng. Dân không vui vì giá lúa năm nay thấp, nhưng tính ra vẫn còn lời, dù đồng lời ít đi. Bởi vậy nhà nào cũng muốn tìm nuôi trồng thêm cây con gì khác nữa để kiếm thêm thu nhập bù đắp nhiều thứ chi xài. Song, thật khó, nuôi heo nơm nớp lo sợ dịch bệnh. May nhờ chăn vịt, nuôi gà trụ được, trồng thêm rau màu đủ ăn.
Tuy vậy vẫn có nông dân làm lúa khó sống phải ly hương. Chạy dọc theo kinh Tư Ký, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (Cần Thơ) thỉnh thoảng chúng tôi thấy lác đác ba, bốn căn nhà khóa cửa, ngoài sân cỏ mọc hoang tàn. Người trong xóm bảo khó biết, chuyện mỗi nhà mỗi cảnh. Có nhà chỉ trông vào mấy công ruộng, làm lúa không đủ sống lâm cảnh nợ nần, cầm cố ruộng đất. Có gia đình đóng cửa nhà, vợ chồng con cái kéo nhau đi Sài Gòn, Bình Dương vào các khu công nghiệp tìm việc, mưu sinh như một câu chuyện buồn.
Cuối tháng 7 nước trên sông Hậu, sông Tiền vẫn còn trong xanh lững lờ. Kể từ 9 năm qua, sau mùa lũ 2011 đến nay ĐBSCL không còn thấy con nước lớn nào đáng kể. Dân miền Tây bắt đầu thấy nhớ, mong mùa nước nổi. Dù vậy, nhiều năm qua hễ chuẩn bị vào vụ thu đông các tỉnh vùng đầu nguồn sông Cửu Long luôn nâng cao cảnh giác, đề phòng nước dâng, lũ chụp.
Loay hoay tìm đường sống
Vùng đồng bằng mênh mông sông nước bao đời nhưng ngày nay phải đối diện nguy cơ thiếu nước quả thật lạ lùng. Nếu sông Mekong cạn dòng, người dân ĐBSCL không còn đường nào khác là phải tự dò tìm cho mình cách ứng phó, dù trong tình thế có phần bị động. Bởi một khi thiếu nước trồng lúa, nuôi cá đều trở nên gian nan.
|
Nhà nông dân bỏ hoang ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (Cần Thơ). |
Sông Tiền và sông Hậu, mỗi sông dài chừng 220 - 250 km, cùng với hệ thống chi lưu rộng khắp ĐBSCL. Lưu lượng nước của hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, 120.000 m³/s vào mùa mưa và chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng, đem lại nhiều lợi ích cho trồng trọt và thủy sản, nhất là trong mùa lũ. |
Nông dân trồng lúa miền Tây đang dò tìm mô hình chuyển đổi. Vụ lúa hè thu vừa qua nhiều địa phương ở các tỉnh ĐBSCL cho biết, diện tích lúa đã giảm 46.000 ha (chỉ còn 1.562 triệu ha, sản lượng hơn 8,7 triệu tấn), giảm 20.000 tấn lúa so hè thu 2018. Nguyên nhân do lúa thương phẩm vụ đông xuân có giá bán thấp và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Trong khi khi chuẩn bị vào vụ hè thu, một số vùng mưa trễ, lúa xuống giống muộn sẽ ảnh hưởng đến mùa vụ gieo trồng các vụ sau. Do vậy một số địa phương tự chuyển đổi diện tích đất lúa sang cây trồng cạn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế hơn. Tỉnh Kiên Giang bắt đầu chuyển đổi trên 29.000 ha (trong đó nuôi tôm hơn 21.600 ha). Tỉnh Vĩnh Long chuyển đổi hơn 18.300 ha, Tiền Giang hơn 8.600 ha; Long An hơn 5.800 ha.
Kết quả chuyển đổi trên đất lúa hè thu 2019 ở ĐBSCL được Cục Trồng trọt nhận xét: Chuyển đổi trồng cây ăn quả như cam, chanh, thanh long, dừa… và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa. Đồng thời khuyến cáo tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế của từng tỉnh và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khuyến khích và hướng dẫn nông dân sử dụng giống lúa thơm, lúa chất lượng cao thích hợp cho từng cùng sinh thái. Thực hiện, các quy trình thâm canh tốt để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và đáp ứng cho các thị trường nhập khẩu có yêu cầu cao để tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của từng loại cây trồng.
Thực tế, điểm sáng vừa qua ở Tiền Giang, hiệu quả luân canh một số cây rau màu như bắp, dưa hấu, ớt, rau trồng trên đất lúa cho lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 45 triệu đồng đến trên 82 triệu đồng/ha, gấp 8 đến hơn 14 lần so với trồng lúa. Tỉnh Tây Ninh có một số vùng đất lúa khó khăn về nguồn nước, nông dân có xu hướng chuyển đổi sang trồng cây ăn quả như nhãn, sầu riêng. So sánh, lợi nhuận trồng lúa 3 vụ đạt 26,2 triệu đồng/ha; nhãn thu lợi nhuận trên 82,3 triệu đồng/ha và sầu riêng sau khi trừ chi phí thu lãi trên 114 triệu đồng/ha...
Hy vọng trong cơn nguy cánh cửa vẫn mở ra cho miền hạ lưu chuyển mình.
Theo HỮU ĐỨC/Báo Nông Nghiệp
Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân
Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...
Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường
Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.
Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo
Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...
Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh
Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.
Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa
Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...
Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”
DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...