Cần hài hòa lợi ích khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn

22:44 | 25/07/2023

DNTH: Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được nhiều doanh nghiệp, chuyên gia ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng nhận không ít ý kiến băn khoăn liên quan thời điểm áp dụng, phương pháp tính thuế.

Hội thảo “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi” với sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học; Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và các doanh nghiệp - đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 
Hội thảo “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi” với sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính; Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; các chuyên gia, nhà khoa học; Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và các doanh nghiệp - đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 

Ngày 21.6.2023, Bộ Tài chính đã chính thức có Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Tại Hội thảo “Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước giải khát Việt Nam (VBA) Nguyễn Văn Việt, ngành đồ uống Việt Nam phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và gắn liền với văn hóa riêng; phát triển cùng hội nhập kinh tế, mức sống nâng cao, và du lịch, thương mại. Theo ông Việt, ngành này chịu ảnh hưởng từ việc vận chuyển từ các nước, và hiện nay mức giảm của các doanh nghiệp tới 15-20%. “Trong điều kiện như vậy chúng tôi kiến nghị cơ quan Nhà nước không nên tăng lúc này, ít nhất sau năm 2025 để các doanh nghiệp có thời gian ổn định sản xuất, phục hồi lại”, ông Việt nói.

Đồng tình với phương án trên, song đại diện các doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần cân nhắc thời điểm áp dụng hợp lý. Theo đại diện một số doanh nghiệp, tỉ lệ thuế tương đối hiện nay đã ở mức khá cao là 65%, đồng thời tạo ra sự không công bằng cho các sản phẩm bia có nồng độ cồn khác nhau, ngay cả sản phẩm bia có đồ cồn thấp hơn, ít tác hại hơn, lại phải chịu thuế nhiều hơn bia có độ cồn cao hơn. Hơn nữa, thực tế cho thấy để tạo ra những sản phẩm giá trị chất lượng cao, thì nhà sản xuất phải đầu tư chi phí cao (ví dụ như sử dụng nguyên vật liệu đầu vào có giá trị cao hơn, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại hơn, v.v..), thậm chí có độ cồn thấp và ít tác hại hơn nhưng lại phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn.

Cơ chế thuế hỗn hợp sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất bia trong nước. Khi áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp, cấu phần thuế tương đối sẽ giúp chi phí thuế được tự động điều chỉnh theo lạm phát khi tăng giá sản phẩm. Khi tăng giá bán sản phẩm, chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt trên sản lượng là không đổi nên doanh nghiệpsẽ bù đắp được phần chi phí sản xuất tăng thêm. Từ đó, các nhà sản xuất có động lực để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm gia tăng thị phần, gia tăng giá trị của sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành sản xuất trong nước.

Xoay quanh nội dung này, Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nêu ý kiến: Việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia nhằm điều tiết sản xuất - tiêu dùng một cách hợp lý là phù hợp và là xu thế tất yếu, song khi điều chỉnh tăng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm, hướng tới 3 mục tiêu. Đó là: Điều tiết tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khoẻ con người; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước ổn định, bền vững; Đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế cho xã hội và doanh nghiệp, bảo vệ ngành đồ uống trong nước.

tải xuống
Bia, rượu vẫn là đồ uống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị, các quốc gia nên cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khi nồng độ cồn trong sản phẩm tăng lên. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới từ lâu cũng đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối dựa trên nồng độ cồn với bia, rượu (ví dụ: EU, Singapore, Úc, Nhật Bản, …). Tức là bia, rượu càng có nồng độ cồn cao, sẽ càng chịu thuế cao. Thực tế cho thấy, đây là cơ chế khá công bằng, minh bạch vừa tăng khả năng cạnh tranh lại vừa giúp điều chỉnh hành vi lạm dụng bia, rượu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang hệ thống này có thể mất nhiều thời gian và cần có lộ trình cụ thể. Vì vậy, đã có một số nước áp thuế hỗn hợp, tức là sử dụng cả 2 phương pháp tương đối và tuyệt đối với sản phẩm bia, rượu.

Hiện Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vẫn đang ở dạng đề xuất từ Bộ Tài chính. Dự luật chưa được đưa vào chương trình làm Luật. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, lấy ý kiến từ các đơn vị liên quan trong đó có Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI trước khi có quyết định tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

DNTH: Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700...

Doanh nhân Lê Văn Quang: Hành trình từ trang trại nhỏ đến tập đoàn

DNTH: Ông Lê Văn Quang, người sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, là một ví dụ điển hình của sự kiên trì và sáng tạo trong ngành nông nghiệp. Bắt đầu từ một trang trại nuôi tôm nhỏ, ông Quang đã đưa Minh Phú trở...

Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

DNTH: Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.

XEM THÊM TIN