Cần hành lang pháp lý thoáng hơn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

08:58 | 13/10/2020

DNTH: Bên cạnh các cơ chế quản lý rủi ro, hành lang pháp lý dành cho Fintech còn cần có quan điểm khoan dung, dễ chấp nhận hơn nhằm khuyến khích các Fintech phát triển thông qua các cơ chế hỗ trợ về miễn giảm thuế, thu hút nhân tài..

.

Cần hành lang pháp lý thoáng hơn cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Bá Diệp giới thiệu về hệ sinh thái MoMo với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

 

Đó là kiến nghị của Ví MoMo tại buổi làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ trong chuyến thăm và làm việc của đoàn tại văn phòng Ví MoMo vào chiều 12/10.

Tại buổi làm việc, đại diện Ví MoMo cho biết, vào tháng 9/2020, MoMo chính thức công bố cán mốc 20 triệu người sau 10 năm ra mắt thương hiệu Ví MoMo trên thị trường. Đây là giai đoạn mở ra chiến lược mới của của Ví điện tử MoMo, trở thành siêu ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam.

Sự ra đời và phát triển của Ví MoMo đã thúc nhanh chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đặc biệt là việc hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay MoMo xây dựng hệ sinh thái hơn 120.000 điểm chấp nhận thanh toán của các đối tác lớn nhỏ, trong và ngoài nước, từ xe đẩy trái cây cho tới hộ kinh doanh. Tại trung tâm đầu não, MoMo thành lập bộ phận “Giải pháp cho đối tác” (Merchant Solution) chuyên tập trung phát triển, sáng tạo các giải pháp kết nối cho các doanh nghiệp SMEs.

Bên cạnh đó, Ví MoMo cũng đã giúp thúc đẩy tài chính toàn diện. Sắp tới, Ví MoMo sẽ phối hợp cùng các Ngân hàng, Tổ chức tài chính, Ví điện tử MoMo xây dựng thang điểm tín dụng cá nhân (credit scoring) khi sử dụng MoMo, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính, bảo hiểm một cách nhanh chóng, hiệu quả. 

Theo báo cáo của Google 2019, chỉ có khoảng 30% người Việt Nam trên độ tuổi trưởng thành có tài khoản ngân hàng, thấp hơn so với những quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Tuy nhiên, tỉ lệ người lớn sử dụng smartphone tại Việt Nam lại chiếm tới 72%. Do đó, MoMo hướng tới phát triển giải pháp tài chính toàn diện cho người dân Việt Nam khắp mọi vùng miền nhằm giúp họ, đặc biệt nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức một cách dễ dàng hơn.

Ví MoMo cũng đã giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cùng Chính phủ xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử cho dịch vụ công. Đến nay, người dùng của MoMo tại 40 tỉnh, thành trên toàn quốc đã có thể thanh toán phí, lệ phí, đóng phạt hành chính bằng Ví điện tử MoMo.

Tỉ trọng của thanh toán không tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong kinh tế tăng dần qua các năm cho thấy tín hiệu tích cực trong chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu cập nhật mới nhất cho thấy tỉ trong thanh toán phi tiền mặt, đặt biệt qua kênh di động tăng mạnh mẽ. Cụ thể, thanh toán qua kênh điện thoại di động trong 4 tháng đầu năm 2020 đã tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

“MoMo không nhìn thanh toán dịch vụ công như mảng kinh doanh thông thường mà nó sẽ tạo ra những tác động lớn về mặt vĩ mô. Việc thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến về bản chất là thúc đẩy sự phát triển của xã hội, “xây dựng nền tảng của một xã hội không tiền mặt” như mục tiêu Chính phủ hướng tới”, ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ tịch Ví MoMo nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, Ví MoMo cũng có những đề xuất liên quan đến hành lang pháp lý dành cho Fintech. Theo đó, ông Diệp chia sẻ, khi có sự tham gia của công nghệ, người dân Việt Nam sẽ thuận tiện hơn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính, sớm thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện của Chính phủ. Vì vậy, tinh thần pháp lý dành cho các Fintech mà Ví MoMo nói riêng và các đơn vị khác nói chung mong muốn là có sự bằng giữa lợi ích và rủi ro nhất định. 

“Nếu như đổi mới đem lại lợi ích đến 99% thì cũng cần có quan điểm khoan dung hơn với 1 - 2% rủi ro có thể tăng lên khi mà chúng ta khuyến khích và cho phép các hình thái mới phát triển” – ông Diệp bày tỏ.

Bên cạnh đó, Ví MoMo cũng đề nghị Chính phủ cần thúc đẩy và mở rộng thanh toán dịch vụ công như thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nộp phạt vi phạm hành chính… thông qua hình thức không tiền mặt và có cơ chế trả phí phù hợp.

Trước những kiến nghị của Ví MoMo, các thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đều khẳng định mục tiêu cuối cùng của cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý đối với thị trường Fintech vẫn phải lấy sự an toàn của người dân và nền tài chính quốc gia làm trọng. Nhưng chắc chắn sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ, xây dựng hành lang pháp lý để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng,cũngđánh giá rất cao những thành tựu mà Ví MoMo đã đạt được. Đồng thời cũng ghi nhận những kiến nghị của Ví MoMo và khẳng địnhsẽ tiếp tục có những buổi trao đổi kỹ hơnđể tiến tớihình thành môi trường kinh doanh hợp lý, hài hòa.

Theo TC.Thương Trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

DNTH: Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/6/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Việt Xô, Hà Nội.

DLG khởi đầu thuận lợi trong quý 1/2025

DNTH: Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) cho biết, vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 1/2025.

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025

DNTH: Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.

Chắp cánh khởi nghiệp xanh

DNTH: Mặc dù các DN khởi nghiệp xanh mang lại nhiều lợi ích cộng đồng, xã hội, nhưng vốn ít, non nghề… là những khó khăn khiến nhiều startup xanh đang loay hoay và mong được hỗ trợ, tháo gỡ.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM

DNTH: Tại Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TPHCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM.

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

XEM THÊM TIN