Cần một bản án công tâm hơn trong vụ án thất thoát hơn 400 tỷ tại OceanBank CN Hải Phòng

11:45 | 15/10/2020

DNTH: Sau gần 3 năm các đối tượng Trần Thị Kim Chi (Nguyên Giám đốc Chi nhánh OceanBank Hải Phòng), Lê Vương Hoàng (Nguyên Kiểm soát viên), Nguyễn Thị Minh Huệ (Nguyên Kế toán trưởng) Chu Văn Nha (Nguyên thủ quỹ) bị tạm giam, điều tra và xét xử, ngày 4/9/2020 TAND thành phố Hải Phòng đã tuyên án đối với 4 bị cáo trên trong vụ án làm thất thoát hơn 400 tỷ đồng tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank).

HĐXX của TAND thành phố Hải Phòng tuyên án tử hình đối bị cáo Trần Thị Kim Chi (Nguyên Giám đốc Chi nhánh OceanBank Hải Phòng), các bị cáo khác là Lê Vương Hoàng (Nguyên Kiểm soát viên), Nguyễn Thị Minh Huệ (Nguyên Kế toán trưởng) cùng chịu mức án tù chung thân. Riêng Chu Văn Nha (Nguyên thủ quỹ) chịu mức án 20 năm tù.

Bốn bị cáo nguyên là cán bộ OceanBank - Chi nhánh Hải Phòng bị khép vào tội tham ô tài sản. Các bị cáo bị cáo buộc dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hơn 413 tỉ đồng của Ngân hàng OceanBank.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử (ảnh internet)

Ngoài khung hình phạt tử hình thì bị cáo Trần Thị Kim Chi phải bồi thường 353,3 tỷ đồng và 2,7 triệu USD cùng số tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng OceanBank - Chi nhánh Hải Phòng. Các bị cáo còn lại phải bồi thường tiền lãi phát sinh cho Ngân hàng OceanBank - Chi nhánh Hải Phòng.

Về phía ngân hàng Oceanbank CN Hải Phòng, HĐXX tuyên án OceanBank CN Hải Phòng phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền gốc và lãi phát sinh từ thời điểm trả lãi gần nhất cho tới khi xét xử sơ thẩm cho 27 khách hàng đã gửi tiền tại đây.

Tuy nhiên về phía tranh luận của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng OceanBank cho rằng, các bị cáo trên không phạm tội tham ô tài sản. Vì số tiền hơn 242 tỷ đồng và gần 2,8 triệu USD chưa được hạch toán vào hệ thống của ngân hàng. Mà bằng các thủ đoạn tinh vi và gian dối, các bị cáo trên đã lừa dối khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy vấn đề ở đây, khoản tiền còn lại đang ở đâu? Trường hợp tiền chưa vào ngân hàng thì tội danh tham nhũng có được xác lập hay không?  

Theo bản án của TAND TP Hải Phòng như vậy đã đúng người đúng tội? Cần phải làm rõ hơn thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội tham ô trong vụ án này? Việc khép tội sai sẽ ảnh hưởng và để lại nhiều hệ lụy cho cả một hệ thống ngân hàng nói chung.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (bị xác định là tội phạm) là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng, giao tài sản cho người phạm tội.

Tham ô là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đún đắn, quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức.

Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản.

Có điều gì khuất tất ở đằng sau vụ án này không? Liệu còn có ai đó đứng sau bị cáo Trần Thị Kim Chi? Có hay không việc người gửi dễ dãi đưa tiền cho các bị cáo mà không có hưởng lợi gì đặc biệt?

Về phía VKS cho rằng không có quy định nào buộc khách hàng sau khi gửi phải kiểm tra xem tiền có nằm trong hệ thống của ngân hàng chưa. Khách hàng chỉ cần đã nộp tiền, ký, nhận thẻ tiết kiệm là đã hoàn thành việc gửi tiền. Các bị cáo để ngoài hệ thống là do sơ hở trong quản lý của OceanBank nên ngân hàng này phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.

Nhưng cũng cần phải xét rõ khách hàng có trực tiếp mang tiền đến gửi tại ngân hàng hay không? Giấy tờ sổ tiền gửi có được nhận tại tại ngân hàng hay tại nơi nào khác ngoài ngân hàng?

Qua vụ án thất thoát tiền tại các nhà Bank gần đây người dân cần cảnh giác hơn và chủ động kiểm tra chéo lại với ngân hàng.

  • Chỉ thực hiện gửi tiền tại quầy giao dịch của ngân hàng.
  • Không cho mượn CMT/CCCD, không ủy quyền người khác thay mình để làm các thủ tục liên quan đến tiền gửi, thủ tục tại ngân hàng.
  • Không ký khống trên giấy tờ, phiếu thu, phiếu chi trắng.
  • Kiểm tra lại thông tin trên thẻ tiết kiệm, bao gồm cả dẫy số tài khoản thực hiện mở thẻ tiết kiệm, ngày mở, số tiền, các chữ ký trên sổ, dấu của Ngân hàng.
  • Kiểm tra ngược lại tại các phòng giao dịch trong hệ thống để chắc chắn rằng số tiền gửi của mình đã được ghi nhận.
  • Gọi lên tổng đài Hotline của ngân hàng để kiểm tra khi có bất cứ nghi ngờ nào.
  • Không nhận tiền, nhận thẻ tiết kiệm ngoài khu vực Phòng giao dịch của ngân hàng.

Hiện nay nhiều nhà Bank đã thực hiện cảnh báo tự động tới khách hàng khi thực hiện các giao dịch tiền gửi, thanh toán nên phần nào đó củng cố niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng.

                                                                                                                                               

Tóm tắt nội dung vụ án:

Cáo trạng của VKS xác định, đầu tháng 9.2017, hàng chục khách hàng của OceanBank, Chi nhánh Hải Phòng, mang sổ tiết kiệm đến rút tiền thì được nhân viên giao dịch cho biết số tiền của họ không có trên hệ thống. Cùng thời điểm, 3 lãnh đạo và cán bộ của chi nhánh là Chi, Hoàng và Huệ đột ngột biến mất. Sau khi nhận đơn tố cáo của người dân, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Cuối tháng 9.2017, công an đã bắt giữ Chi, Hoàng và Huệ khi 3 bị can này đang lẩn trốn tại TP.HCM.

Từ tháng 5.2012 đến tháng 8.2017 trong vòng 5 năm các bị cáo cáo Trần Thị Kim Chi (Nguyên Giám đốc Chi nhánh OceanBank Hải Phòng), các bị cáo khác là Lê Vương Hoàng (Nguyên Kiểm soát viên), Nguyễn Thị Minh Huệ (Nguyên Kế toán trưởng) Chu Văn Nha (Nguyên thủ quỹ) và cùng một số nhân viên dưới quyền… đã nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng nhưng không hạch toán vào hệ thống ngân hàng; tất toán khống, lập khống hồ sơ vay cầm cố TTK của khách hàng; phát hành 109 TTK ngoài hệ thống cho 27 khách hàng để chiếm đoạt của Ngân hàng  TMCP MTV Đại Dương Chi nhánh Hải Phòng tổng số tiền hơn 400 tỉ đồng. Các bị cáo còn gây thiệt hại cho Ngân hàng OceanBank hơn 9 tỉ đồng (là tiền lãi của 107 TTK lập khống).

Hoàng Lan          

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại

DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.

CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan

DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.

Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum

DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.

Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng

DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...

Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh

DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...

Tiêu hủy hơn 62.000 bao thuốc lá nhập lậu

DNTH: Ngày 27/11, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Tây Ninh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) tiến hành tiêu hủy 62.188 bao thuốc lá ngoại nhập lậu các loại, do ngành chức năng thu giữ, xử lý tịch thu theo quy định...

XEM THÊM TIN