Cần sớm triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
21:14 | 09/06/2023
DNTH: Việc xây dựng thành công và hiệu quả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là nhiệm vụ lớn cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan. Trong đó, việc thực hiện tái cơ cấu các khâu trong ngành điện do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì và nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận hành thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện có vai trò chủ đạo.
Đề cập đến lịch sử phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, đại diện Bộ Công Thương cho biết giai đoạn trước những năm 1980, ngành điện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hoạt động theo mô hình độc quyền liên kết dọc.
Doanh nghiệp của nhà nước quản lý và vận hành độc quyền toàn bộ các khâu từ phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán lẻ điện và điều độ hệ thống điện. Ở mô hình này có ưu điểm là chỉ đạo tập trung, thực hiện vận hành và phát triển ngành theo kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là không có tính cạnh tranh, không tạo ra động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khó thu hút đầu tư và làm tăng áp lực về vốn đầu tư cho ngành điện đối với ngân sách.
Do đó, từ sau năm 1980, xu hướng phát triển thị trường điện đã diễn ra ở nhiều quốc gia khi mà quan niệm về độc quyền trong ngành điện dần thay đổi và lợi ích của việc phát triển thị trường điện mang lại cho nền kinh tế được đặt lên hàng đầu.
Xây dựng thị trường điện mang lại nhiều lợi ích
Thứ nhất, thông qua vận hành thị trường điện, các thành phần chi phí trong các khâu bao gồm: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán lẻ điện,… được xác định rõ ràng, minh bạch theo cơ chế thị trường, khách hàng sẽ ít phản đối khi giá điện tăng cao.
Thứ hai, giá điện được xác định theo cơ chế thị trường cao- thấp là công cụ để điều chỉnh hành vi tiêu dùng điện của khách hàng một cách hiệu quả. Đồng thời, đưa ra tín hiệu về cân bằng cung cầu giúp cho các nhà đầu tư có thêm thông tin để đưa ra quyết định đầu tư các nguồn điện mới.
Thứ ba, cơ chế thị trường buộc các đơn vị trong ngành điện phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tự quản lý rủi ro đầu vào, đầu ra và nâng chất lượng dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ đó giúp mang lại hiệu quả chung cho toàn ngành điện.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được phát triển tại nhiều quốc gia nhưng hầu hết là ở các nước đã phát triển có mức độ tăng trưởng phụ tải điện ổn định và thấp như Australia, Singapore, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ … Ví dụ như Singapore, quốc gia này cần 18 năm (2002-2019) để xây dựng và vận hành thị trường bán lẻ điện hoàn chỉnh. Australia cũng phải mất 12 năm (2002-2014) để có thị trường bán lẻ điện hoàn chỉnh.
Cơ chế cơ bản và quan trọng nhất để đảm bảo cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh của các quốc gia trên hoạt động hiệu quả là các nước này đều cho phép từng đơn vị bán lẻ điện có quyền quyết định giá bán lẻ.
Giá bán lẻ điện phải được tính toán đảm bảo sự đầy đủ, đồng bộ và liên thông với các yếu tố đầu vào cấu thành nên giá bán lẻ điện. Đây cũng là yếu tố quan trọng cho việc hình thành các đơn vị bán lẻ điện mới để tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường bán lẻ điện.
Hình thành thị trường bán lẻ điện tại Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thế giới, các nguyên tắc chính về các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2093/QĐ-BCT ngày 7/8/2020 của Bộ Công Thương.
Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam đã vận hành chính thức từ ngày 1/7/2012 đến ngày 31/12/2018 và đã chuyển sang cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành từ ngày 1/1/2019 đến nay.
Để triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2093/QĐ-BCT ngày 7/8/2020 phê duyệt thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Tuy nhiên, đối chiếu với các điều kiện tiên quyết được quy định tại văn bản trên và Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg, để có thể triển khai được thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ngành điện Việt Nam còn rất nhiều các thách thức cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, năm 2021, Bộ Công Thương đã đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực nhằm giải quyết một số vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thi hành thực tiễn mà các quy định tại Luật Điện lực qua 2 lần sửa đổi chưa đáp ứng được và cần thiết phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.
Trên cơ sở đề nghị và dự thảo do Bộ Công Thương xây dựng, ngày 11/1/2022, Quốc hội đã ban hành Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2022.
Sửa đổi Luật Điện lực giải quyết một số tồn tại trong xây dựng thị trường điện
Trong đó, Luật Điện lực được sửa đổi, bổ sung với những điểm đáng lưu ý.
Cụ thể là điều chỉnh chính sách phát triển điện lực thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực.
Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.
Điều chỉnh hoạt động Nhà nước độc quyền khi Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.
Bổ sung quyền của đơn vị truyền tải điện: Đấu nối vào lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tư theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung.
Bổ sung nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện: Luật sửa đổi bảo đảm quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng.
"Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo Quyết định số 2093/QĐ-BCT", đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Được biết, Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy nhanh các công tác có liên quan để sớm đưa vào vận hành thí điểm và nhân rộng mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được phê duyệt tại Quyết định số 2093/QĐ-BCT.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho rằng việc xây dựng thành công và hiệu quả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là nhiệm vụ cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan. Trong đó, vấn đề về việc thực hiện tái cơ cấu các khâu trong ngành điện do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì và nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận hành thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg có vai trò chủ đạo.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Tập đoàn Điện lực Việt /
- phân phối điện /
- truyền tải điện /
- thị trường điện /
- Phát điện /
- bán lẻ điện /
- EVN /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ngày 09/12: Giá cà phê trong nước vẫn tiếp tục tăng
DNTH: Cập nhật giá cà phê hôm nay (ngày 09/12/2024), giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica.
Ngày 09/12: Giá vàng đi ngang chờ tín hiệu từ giá USD
DNTH: Giá vàng hôm nay (ngày 09/12/2024): Giới chuyên gia cho rằng, giá vàng sẽ tiếp tục mô hình củng cố trong tuần này, trong khi thị trường đang chờ đợi các chất xúc tác tiếp theo.
Hộp quà Tết hơn trăm nghìn đồng hút khách
DNTH: Các doanh nghiệp cho biết hộp quà Tết giá 150.000-500.000 đồng đang được ưa chuộng nhất năm nay, phản ánh xu hướng tiết kiệm khi sức mua èo uột.
Giá lúa gạo ngày 06/12: Giá lúa tươi tiếp đà tăng mạnh
DNTH: Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (ngày 06/12/2024) tại khu vực trong nước điều chỉnh tăng mạnh 300 - 400 đồng/kg với một số loại lúa. Thị trường giao dịch chậm, kho mua ít đè giá, lúa tươi tiếp tục tăng mạnh.
Ngày 06/12: Giá heo hơi ở Miền Bắc chạm ngưỡng 64.000 đồng/kg
DNTH: ghi nhận giá heo hơi của nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc và miền Trung hôm nay tiếp đà tăng nhẹ. Hiện giá đang dao động trong khoảng từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Ngày 06/12: Giá tiêu đột ngột tăng phi mã
DNTH: Cập nhật giá tiêu hôm nay (ngày 06/12/2024), giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu, tiêu thế giới.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...