Cảng Chân Mây vị trí quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây

14:36 | 27/07/2019

DNTH: Cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) được xem là điểm đến gần nhất của Hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuyến đường dài 1.450km có nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) là điều kiện thuận lợi để 4 nước dọc theo tuyến đường này đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Hành lang này giúp giảm chi phí vận tải tại các địa phương mà tuyến đường chạy qua, góp phần xóa đói giảm nghèo nhờ những tác động kinh tế tích cực.

cang chan may vi tri quan trong cua hanh lang kinh te dong tay
Cảng Chân Mây được xem là điểm đến gần nhất của Hành lang kinh tế Đông - Tây. 

Là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với các địa phương thuộc Hành lang kinh tế Đông-Tây, cảng Chân Mây có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển tiềm năng sẵn có của khu vực.

Ngoài vị trí quan trọng với Hành lang kinh tế Đông-Tây, cảng Chân Mây là cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của Việt Nam. Với vị trí hàng hải thuận lợi kết nối với Singapore, Philippines và Hồng Kông, cảng Chân Mây là 1 trong 46 cảng biển được Hiệp hội du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á.

cang chan may vi tri quan trong cua hanh lang kinh te dong tay
Cảng Chân Mây là cảng nước sâu, có năng lực đón những tàu có trọng tải lớn cập cảng.

Với vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà Nẵng cũng như nằm trong khu du lịch trọng điểm quốc gia (Cảnh Dương-Lăng Cô-Hải Vân, vườn Quốc gia Bạch Mã), cảng Chân Mây trở thành đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đây là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời, là đô thị phát triển các ngành công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao.

cang chan may vi tri quan trong cua hanh lang kinh te dong tay
Sự liên kết mạnh mẽ giữa các cảng sẽ tạo động lực để phát triển kinh tế của tỉnh và miền Trung.

Trong tương lai gần, cảng Chân Mây cũng sẽ đi đến việc hiệp thương, sáp nhập và liên kết nhằm tận dụng lợi thế cơ sở hạ tầng của các cảng biển tại miền Trung, tạo thành cụm cảng hoặc thương cảng lớn. Đạt được điều này, cảng Chân Mây sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế và thương hiệu các cảng biển miền Trung trong khu vực và trên thế giới.

Hành lang kinh tế Đông - Tây (East West Economic Corridor - EWEC) là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước EWEC. EWEC bao gồm bốn quốc gia Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Theo Như Quỳnh

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN