Cảnh báo đường dây nóng không phải của cơ quan BHXH thành phố Hà Nội

11:40 | 25/11/2023

DNTH: Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân chỉ liên hệ tới số điện thoại chính thống của cơ quan BHXH hoặc đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ để được tư vấn.

Thông tin từ Công an thành phố Hà Nội, BHXH thành phố Hà Nội cho biết, theo thông tin phản ánh từ người dân, có một số điện thoại đường dây nóng (hotline) nhận tư vấn các vấn đề liên quan đến chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thu cước phí cao và dễ làm người dân hiểu lầm đây là hotline của cơ quan BHXH thành phố Hà Nội.

Cụ thể bài viết tại đường dẫn https://luatduonggia.vn/thong-tin-dia-chi-so-dien-thoai-cua-bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi/ của một văn phòng luật sư đưa các thông tin về cơ quan BHXH thành phố Hà Nội như ngày thành lập, chức năng, nhiệm vụ…, kèm trong bài viết có số hotline 1900.6568 với mô tả "Hotline BHXH tại thành phố Hà Nội" thu cước phí 8.000 đồng/phút.

Điều này sẽ khiến người đọc, người dân lầm tưởng đây là hotline của cơ quan BHXH thành phố Hà Nội.

Pháp luật - Cảnh báo đường dây nóng không phải của cơ quan BHXH Tp.Hà Nội
Số điện thoại giả mạo đường dây nóng của BHXH thành phố Hà Nội.

Theo BHXH thành phố Hà Nội, hiện nay, ngành BHXH Việt Nam chỉ có một số hotline duy nhất là 1900.9068 với cước phí 1.000 đồng/phút và số hotline của BHXH thành phố Hà Nội là 024.37236555.

Ngoài ra, số hotline của BHXH 30 quận, huyện, thị xã được công khai trên Cổng Thông tin Điện tử BHXH thành phố Hà Nội tại đường dẫn https://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn/Pages/lien-he.aspx với cước phí theo quy định của nhà mạng cung cấp dịch vụ.

BHXH thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân đọc kỹ các thông tin trên môi trường mạng, chỉ liên hệ tới các số điện thoại chính thống của cơ quan BHXH hoặc đến trực tiếp bộ phận tiếp nhận Hồ sơ (một cửa) của BHXH thành phố và các quận, huyện, thị xã để được tư vấn, giải đáp.

Ghi nhận thực tế tại Hà Nội, không chỉ ngành BHXH mà ngành Thuế và Tài nguyên Môi trường thành phố cũng bị một số đối tượng lợi dụng hình ảnh, thông tin, số điện thoại để mời tham gia tư vấn, mua sách báo, tài liệu nhằm trục lợi.

Liên quan đến hành vi giả mạo, Công an phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa cảnh báo trên nhóm Zalo cộng đồng về việc xuất hiện thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao giả mạo người của Ủy ban Nhân dân quận thông báo công dân sai dữ liệu dân cư...

Trung tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Công an phường Mễ Trì cho biết, trên địa phường đã xuất hiện hình thức lừa đảo mới.

Một công dân trên địa bàn phường nhận được điện thoại thông báo công dân bị sai lệch dữ liệu. Ban đầu người gọi điện thoại mời công dân đến chỉnh sửa dữ liệu, nhưng sau đó gợi ý hướng dẫn từ xa để lừa đảo.

"Tôi khẳng định dữ liệu dân cư của cư dân có hộ khẩu tại đây chỉ cảnh sát khu vực mới có thể chỉnh sửa", Trung tá Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ.

Thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau.

Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

Không làm theo các yêu cầu, hướng dẫn của nhóm đối tượng liên lạc trên qua điện thoại.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thận trọng sản phẩm mứt Tết "3 không" tràn lan trên thị trường

DNTH: Đa phần tất cả các sản phẩm mứt Tết tại các chợ, các cửa hàng đều có điểm chung là “3 không” - không bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vẫn nỗi lo hàng giả, hàng nhái dịp Tết

DNTH: Cận Tết Nguyên đán cũng là lúc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thường sản xuất, tuồn ra thị trường với số lượng lớn các loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ...

Siết kiểm soát nhập lậu, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025

DNTH: Thời điểm này, ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát giết mổ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh

DNTH: Chiều 2/1, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội ra quân kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết tại cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (địa chỉ 11 Hàng Than, quận Ba...

Hóa chất 6-Benzylaminopurine làm giá đỗ "siêu tốc" âm thầm "đầu độc" người tiêu dùng ra sao?

DNTH: Hóa chất 6-Benzylaminopurine để kích thích tăng trưởng bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm vì có mức độ nguy hại lớn. Khi ăn phải lượng lớn loại hóa chất này có thể gây tử vong.

Tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm

DNTH: Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ kéo theo áp lực kiểm soát thị trường. Hàng lậu, hàng giả len lỏi dưới nhiều hình thức tinh vi, thách thức cơ quan chức năng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định thị...

XEM THÊM TIN