Canh Nậu, Thạch Thất: Phát huy tiềm năng sản xuất tiểu thủ công nghiệp

09:23 | 18/07/2022

DNTH: Xã Canh Nậu (huyện Thạch Thất, Hà Nội) nổi tiếng với làng nghề mộc và xây dựng dân dụng. Hằng năm, nghề mộc của xã Canh Nậu thu hút hàng ngàn lao động, tạo việc làm cho lao động trong xã và một số xã lân cận. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững.

Người dân Canh Nậu vốn có nghề mộc truyền thống từ bao đời. Hầu hết người dân trong xã là những tay thợ lành nghề. Họ sử dụng nghề mộc truyền thống trong phát triển kinh tế mang lại thu nhập cao. Trước đây, các thợ mộc trên địa bàn xã Canh Nậu thường đi khắp các tỉnh, thành để xây dựng đình, chùa, nhà thờ, nhà gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ… Kinh tế thị trường thay đổi, các hộ dân trong làng nghề cũng dần dịch chuyển sang sản xuất các đồ nội thất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện tại, sản phẩm của làng nghề Canh Nậu được chuyển đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trên cả nước và xuất khẩu.

Vào năm 2003, làng nghề Canh Nậu được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp Bằng công nhận làng nghề Mộc truyền thống. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Canh Nậu, góp phần đưa hoạt động sản xuất của làng nghề ngày càng được quy hoạch một cách bài bản, xây dựng chỉ dẫn địa lý thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Năm 2013, UBND huyện Thạch Thất tổ chức Hội chợ làng nghề, địa điểm tại Cụm Công nghiệp làng nghề xã Canh Nậu đã trưng bày rất nhiều sản phẩm của các làng nghề, trong đó có sản phẩm đồ gỗ của làng nghề xã Canh Nậu.

Những năm gần đây kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nghề mộc của xã Canh Nậu theo đó cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Không còn chỉ sản xuất theo kiểu thủ công hộ gia đình truyền thống mà đã mạnh dạn đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, thành lập công ty, mở rộng xưởng sản xuất quy mô lớn, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, thành lập cụm công nghiệp làng nghề tập trung… Bên cạnh mặt hàng đồ thờ gỗ, làng nghề mộc Canh Nậu còn sản xuất đa dạng các mặt hàng nội thất gỗ nội thất khác theo xu hướng và thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng như: đồ gỗ nội thất gia đình, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, đồ giả cổ, sập gụ, tủ chè, bàn ghế gỗ phòng khách, sập thở, tủ thờ, án gian, cửa võng, tủ – kệ tivi, bàn ăn ghế ăn, đóng tủ bếp, tủ quần áo, bàn trang điểm, giường ngủ, khung gương khung tranh, cầu thang gỗ, cửa gỗ… Ngoài làm bán sẵn, hầu hết các xưởng nội thất ở Canh Nậu đều sẵn sàng nhận đặt hàng đóng theo mẫu riêng mà khách hàng yêu cầu.

Theo ông Đỗ Ngọc Quang – Chủ tịch UBND xã Canh Nậu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đóng góp phần lớn vào cơ cấu kinh tế địa phương. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đến tháng 6/2022 đạt 13.8%. Trong đó: Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 15,06%; giá trị thương mại – dịch vụ đạt 10,37%; giá trị nông nghiệp đạt 9,37%. Cơ cấu các ngành: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 74,64%; thương mại – dịch vụ chiếm 21,83%; nông nghiệp chiếm 3,53%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm đạt trên 800 triệu đồng, tổng thu ngân sách xã đạt trên 9 tỷ đồng.

Cho đến nay, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn xã đang hoạt động hiệu quả là 97 doanh nghiệp và hàng trăm hộ cá thể sản xuất kinh doanh với tổng số lao động trên địa bàn xã là 9.365 người, trong đó lao động sản xuất, kinh doanh công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 6.850 người. Hội nghệ nhân làng nghề xã Canh Nậu đến nay có tổng số 32 thành viên.

Trên địa bàn xã Canh Nậu có một Cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 10,7 ha, đã tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho 237 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh đồ mộc hiện đang hoạt động hiệu quả. Hiện nay, Thành phố đang thẩm định và chuẩn bị phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp làng nghề - giai đoạn 2 với tổng diện tích 17,22 ha.

Do ngành nghề mộc truyền thống phát triển mạnh, từ nhiều năm trở lại đây, một trong những nhiệm vụ mà UBND xã Canh Nậu đặc biệt chú trọng là phát huy tiềm năng làng nghề, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hộ phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa tạo động lực tăng trưởng kinh tế

DNTH: Hiện nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước dịch COVID-19.

Nhiều loại rau, hoa Đà Lạt giảm giá sâu

DNTH: Sau thời gian tăng cao, nhiều loại rau, hoa đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện đang giảm giá sâu. Thậm chí có loại giảm 50- 80% so với khoảng một tuần trước do thị trường tiêu thụ chậm.

Giá vàng lên mức kỷ lục mới sau khi Fed giữ nguyên lãi suất

DNTH: Giá vàng đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong phiên giao dịch 19/3, sau những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và quyết định giữ nguyên lãi suất như dự kiến của cơ quan này.

Giá lợn hơi tăng cao kỷ lục, nông dân e ngại tái đàn vì giá con giống đắt đỏ

DNTH: Theo các chủ trang trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam, việc giá lợn hơi tăng cao đã dẫn đến sự tăng giá của lợn giống, hiện đang dao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/con, gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2024. Sự tăng giá này khiến...

Việt Nam sớm vào nhóm tăng trưởng thương mại nhanh nhất thế giới

DNTH: Theo nhật báo tài chính The Business Times, DHL - công ty chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp logistics quốc tế của Đức - dự báo rằng Việt Nam có thể lọt vào nhóm 30 nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế...

Người tiêu dùng ưu tiên chọn các thực phẩm khác vì giá thịt lợn tăng cao

DNTH: Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn duy trì ở mức cao, khiến người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang lựa chọn các thực phẩm thay thế có giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.

XEM THÊM TIN