Chân dung liên danh trúng gói thầu 420 tỷ đồng dự án Cam Lộ - La Sơn

15:03 | 22/05/2020

DNTH: Hai cái tên tham gia liên danh cùng Cienco 5 thực hiện dự án Cam Lộ - La Sơn là CTCP 471 và Tập đoàn Thành Huy.

cam_lo_viup

Một đoạn cao tốc La Sơn - Tuý Loan kết nối với tuyến Cam Lộ - La Sơn sắp được khởi công xây dựng

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 gồm 11 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn đi qua 2 tỉnh Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có chiều dài 98,35km được đầu tư với tổng số tiền 7.669 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào 9/2019 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021.

Như Nhadautu.vn đưa tin, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (bên mời thầu) vào ngày 5/5/2020 đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu đợt 2 cho các gói thầu xây lắp dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh CTCP 471 (UpCom: C71), Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5),  CTCP Tập đoàn Thành Huy (Tập đoàn Thành Huy) được lựa chọn với giá trúng thầu 417,058 tỷ đồng, tỷ lệ giảm giá chưa đến 1% so với dự toán gói thầu.

Được biết, đây là gói thầu XL11: Xây lắp và KS, TKBVTC đoạn Km94+500-Km102+200 (bao gồm các cầu: Khe Sơn, Khe Trái, Sông Nông, cầu vượt TL15, cầu vượt TL14B và cầu Khe Sơn, Khe Trái, Sông Nông trên đường gom kết nối TL15).

Dự toán gói thầu này là 420,264 tỷ đồng, từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước.

Liên danh CTCP 471, Cienco 5, Tập đoàn Thành Huy

Cienco 5 là cái tên nổi danh với giới đầu tư. Năm 1995, thực hiện chủ trương sắp xếp lại tổ chức trong ngành GTVT, Cienco 5 được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại một số đơn vị xây dựng cơ bản đã được điều động từ Khu Quản lý đường bộ 5 để thành lập Cienco 5 theo Quyết định số 4893/TCCB-LĐ ngày 27/11/1995 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Đến năm 2014, Bộ Giao thông vận tải tiến hành cổ phần hóa hàng loạt doanh nghiệp họ Cienco, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) là một trong những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

Đến thời điểm hiện tại, cơ cấu cổ đông Cienco 5 gồm: CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) nắm 38,68%, CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô (Hải Phát Thủ Đô) sở hữu 55% vốn. Trong đó, Đầu tư Hải Phát Thủ Đô do HPX và ông Đỗ Quý Hải (Chủ tịch HĐQT HPX) nắm giữ lần lượt 13,76% và 33,24% vốn điều lệ.

Đáng chú ý, một dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, tháng 4/2020, Hải Phát Thủ Đô đã thế chấp 55% vốn Cienco 5 tại CTCP HBI, công ty thành viên của Tập đoàn MIK Group.

Kết quả kinh doanh Cienco 5 không thực sự ấn tượng với lợi nhuận sau thuế các năm 2017 và 2018 đều chưa tới 1 tỷ đồng (năm 2017 lãi 918 triệu đồng; năm 2018 lãi 306,9 triệu). Dù vậy, Cienco 5 vẫn được giới đầu tư đánh giá cao nhờ quỹ đất lớn.

Cụ thể, doanh nghiệp sở hữu dự án Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ), với tổng chiều dài là 41,5 km, với giai đoạn 1 dài 19,9 km (từ Km00 - Km19+900). Dự án đối ứng cho giai đoạn 1 là Khu đô thị mới Thanh Hà A, B - Cienco5 (quận Hà Đông, Hà Nội) có tổng diện tích gần 400 ha. Khu đất này sau đó đã về tay CTCP Tập đoàn Mường Thanh. 

Hiện, Cienco5 vẫn còn là chủ đầu tư giai đoạn 2 (từ Km19+900 - Km41+500) có chiều dài 21,6 km. Dự án thanh toán đối ứng là Dự án Khu đô thị Mỹ Hưng, tại xã Cự Khê, xã Mỹ Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội), quy mô 182 ha. Dự án này có tổng vốn đầu tư 17.705 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án đầu tư giai đoạn 2 và khai thác khu đô thị Mỹ Hưng đã bị UBND Hà Nội tạm dừng thực hiện từ năm 2015 đến nay.

Một số dự án khác đáng chú ý như: Khu dân cư Đông Nam Thị trấn Châu Ô, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, với quy mô 16,125 ha, tổng mức đầu tư dự án 189,972 tỷ đồng;  Dự án Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi gói thầu số 1 (Liên danh Cienco 5 – Cienco 1), với quy mô tổng chiều dài tuyến 8 km, tổng giá trị hợp đồng 2.133,415 tỷ đồng, trong đó giá trị hợp đồng (phần Cienco 5 thực hiện 55%) là 1.173,542 tỷ đồng;…

Trong khi đó, CTCP 471 (UpCom: C71) được cổ phần hóa từ Công ty đường bộ 471 theo quyết định ngày 25/08/2008 của Bộ giao thông vận tải. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình giao thông; khảo sát thiết kế công trình giao thông; thí nghiệm vật liệu xây dựng và kiểm tra chất lượng công trình giao thông; sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng.

Hiện tại, vốn điều lệ công ty là 50 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm: Ông Mai Anh Đồng (15,78%), Ông Mai Xuân Độ - em ông Đồng (20,85%), ông Bùi Hồng Hưng (19,28%) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú Vinh (20%). Trong đó, An Phú Vinh là công ty có chủ doanh nghiệp là bà Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1981) – vợ ông Mai Anh Đồng. Tính ra, gia đình ông Mai Anh Đồng sở hữu 56,63%  vốn C71.

Được biết, ông Mai Anh Đồng hiện cũng đang kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc công ty.

CTCP 471 được biết đến là chủ thầu nhiều gói thầu lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp này đang sở hữu dự án thủy điện Tiền Phong (Nghệ An). Theo đó, dự án đã được UBND tỉnh Nghệ An vào tháng 5/2015 có Quyết định số 3130/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng công trình (tỷ lệ 1/2000) và quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) khu nhà máy và đập đầu mối công trình. Theo đó, dự án có công suất lắp máy 6MW, tổng mức đầu tư khoảng hơn 211 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích 8,5ha.

Dù vậy, kết quả kinh doanh của C71 không thực sự ấn tượng. Trong năm 2019, doanh thu thuần công ty chỉ đạt 312,2 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ; Trừ đi các khoản thuế phí, lãi sau thuế chỉ còn vỏn vẹn 1,1 tỷ đồng, bằng 1/5 so với kết quả năm 2018.

Với CTCP Tập đoàn Thành Huy, doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 13/4/2008, đóng trụ sở tại Thôn 1, Nam Hữu Quyền, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Hoạt động chính trong lĩnh vực xây nhà các loại. Tính đến ngày 21/5/2018, công ty có vốn điều lệ đạt 50 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm: Nguyễn Phi An (5%), Trần Thị Kiều Vân (5%) và Nguyễn Phi Long (90%). Ông Long (sinh năm 1977) cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và Người đại diện theo pháp luật.  

Tập đoàn Thành Huy từng tham gia một số liên danh đáng chú ý. Đơn cử: Liên danh Tổng công ty Cơ khí xây dựng Thăng Long, Tập đoàn Thành Huy, CTCP CP 479 thi công Gói thầu B3-67 Xây dựng cầu Măng Thít trên Quốc lộ 53 tỉnh Vĩnh Long (bao gồm thiết kế bản vẽ thi công và đảm bảo giao thông) thuộc dự án Tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2 với giá trúng thầu hơn 124 tỷ đồng; Dự án đường dân sinh nội vùng biển ngang xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng, với chiều dài hơn 3 km được khởi công từ năm 2018;…

Theo https://nhadautu.vn/chan-dung-lien-danh-trung-goi-thau-420-ty-dong-du-an-cam-lo--la-son-d37618.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN