Chặng đường 75 năm lực lượng vũ trang Thái Bình

08:11 | 19/04/2022

DNTH: Cách đây 75 năm (ngày 20/4/1947), Tỉnh đội Dân quân Thái Bình (tiền thân của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình) được thành lập tại khu nhà Séc trong sân vận động Phủ Sóc, nay thuộc xã Vũ Quý (Kiến Xương, Thái Bình) ). Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị quan trọng, là mốc son đánh dấu sự ra đời và trưởng thành của lực lượng vũ trang (LLVT) Thái Bình. Từ đó, ngày 20/4 trở thành ngày truyền thống của LLVT Thái Bình.

Các thế hệ ôn lại truyền thống cách mạng tại nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình (xã Vũ Quý (Kiến Xương).
Các thế hệ ôn lại truyền thống cách mạng tại nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình (xã Vũ Quý (Kiến Xương).

Qua gần 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ chiến sĩ LLVT tỉnh Thái Bình đã kề vai sát cánh với Đảng bộ, Nhân dân trong tỉnh và quân dân cả nước viết lên những trang sử vàng chói lọi của thế kỷ 20 và ngày nay vẫn tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nhà bia nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình (xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương).
Nhà bia nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình (xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương).

Những ngày đầu thành lập, Tỉnh đội Dân quân Thái Bình chỉ có hơn 10 đồng chí công tác tại các ban: quân sự, chính trị, hành chính văn thư và ban quản trị, các đơn vị trực thuộc có 4 đại đội: Lê Lợi, Đề Thám, Quang Trung, Trần Quốc Tuấn, sau được Liên khu 3 tăng cường thêm tiểu đoàn 53, chủ yếu là lực lượng du kích và dân quân tự vệ, vũ khí trang bị còn thô sơ, cuộc sống chiến đấu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Song với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quân và dân Thái Bình đã khắc phục mọi khó khăn, trở thành một trong những điển hình xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ trong hơn 4 năm chuẩn bị kháng chiến, Tỉnh đội Dân quân Thái Bình đã xây dựng đội ngũ đông đảo hơn 180.000 người, Thái Bình trở thành tỉnh có tỷ lệ người tham gia LLVT so với dân số cao nhất Liên khu 3 (xấp xỉ 1/5 dân số), toàn tỉnh đã xây dựng hơn 400 làng kháng chiến.

Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, Đảng bộ, quân và dân Thái Bình đã động viên hơn 27.000 người tòng quân đánh giặc, đánh 5.930 trận lớn nhỏ, trong đó có 18 trận chống càn quy mô lớn, tiêu diệt, bức hàng, bức rút hơn 200 đồn bốt, phá 852 bộ máy ngụy quyền, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu gần 30.000 tên địch, thu hàng nghìn tấn quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược của địch. Cùng với đó, Tỉnh đội Dân quân Thái Bình đã huy động trên 18 triệu ngày công, xây dựng 425 làng kháng chiến, cung cấp hàng vạn tấn thóc cho chiến trường và tỉnh bạn…, góp sức cùng quân và dân cả nước kết vành hoa đỏ làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu tại Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới của nhân dân Việt Nam và thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Với những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, LLVT Thái Bình vinh dự được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ thêu 8 chữ vàng “quân dân một lòng tiêu diệt quân địch”.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thái Bình là quê hương "5 tấn" làm tròn nhiệm vụ của hậu phương, thực hiện “thóc thừa cân, quân vượt mức”, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Thái Bình đã động viên gần 22 vạn thanh niên lên đường chiến đấu; trên 34.000 thanh niên xung phong, tình nguyện phục vụ trên các chiến trường, là tỉnh có tỷ lệ người tòng quân cao nhất so với dân số. Thái Bình cũng là quê hương của phong trào “trai ba sẵn sàng, gái ba đảm đang”, “tay cày, tay súng; tay búa, tay súng”...

Đặc biệt, qua các cuộc kháng chiến, nhiều người con ưu tú của Thái Bình gắn liền với những thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc như: nữ du kích Anh hùng LLVT nhân dân đầu tiên của cả nước Nguyễn Thị Chiên tay không bắt giặc; Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật dẫn đầu tổ thọc sâu đánh chiếm sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cắm cờ trên nóc hầm Đờcatxtơri; Anh hùng LLVT nhân dân - Trung tướng Phạm Tuân, đã dũng cảm chiến đấu bắn rơi pháo đài bay B.52 của Mỹ, người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ; Đại đội trưởng Bùi Quang Thận dẫn đầu đơn vị xe tăng đánh chiếm và cắm cờ trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền tay sai và đế quốc Mỹ xâm lược; Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, nhà tình báo chiến lược, vĩ đại đã chiến đấu trong lòng địch suốt 4 đời tổng thống ngụy quyền Sài Gòn...

Những năm gần đây, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, LLVT tỉnh Thái Bình đã phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Ngoài việc chủ động đẩy mạnh tuyên truyền, bồi đắp tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ; chủ động tiếp cận và làm chủ khoa học, vũ khí, khí tài hiện đại, cơ quan quân sự các cấp, đặc biệt là cơ quan Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các đề án về quân sự quốc phòng, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng.

Thái Bình hiện có trên 5.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; gần 100 tập thể, gần 100 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Đặc biệt LLVT Thái Bình đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân”.

Phát huy truyền thống 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, góp phần xây dựng quê hương Thái Bình vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh.

Ông Nguyễn Văn Tích, lão thành cách mạng xã Vũ Quý (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “dù đã 92 tuổi song những hình ảnh và không khí ngày thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi. Dưới bóng cờ đỏ sao vàng bay phất phới, buổi mít tinh diễn ra trong tiếng vỗ tay hân hoan, tiếng hô vang dội của hàng nghìn người, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã xuất hiện và diễn thuyết trước nhân dân và chiến sĩ thuộc các đại đội Lê Lợi, Đề Thám, Quang Trung, Trần Quốc Tuấn. Nhân dân Thái Bình trọn một đời theo Đảng, sục sôi ý chí cách mạng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh với những vũ khí thô sơ trong tay dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Dân quân đã sẵn sàng bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc”.

Ông Nguyễn Hữu Yến, lão thành cách mạng xã Nguyên Xá (Đông Hưng,Thái Bình) cho biết thêm: “dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và Tỉnh đội dân quân Thái Bình, phong trào rào làng kháng chiến của du kích và nhân dân Nguyên Xá trong kháng chiến chống Pháp rất sôi nổi. Dân quân, du kích và nhân dân đã cùng bộ đội ngày đêm đào hào, đắp lũy, trồng tre xây dựng làng kháng chiến, một pháo đài đồng bằng bất khả xâm phạm với 13.224 m giao thông hào bao quanh làng, gần 25.000 hố cá nhân và hầm bí mật cùng nhiều lớp cổng. Nguyên Xá đã kiên cường chiến đấu hàng trăm trận, tiêu diệt 1.172 tên địch, làm bị thương 346 tên, bắt sống 198 tên, thu 573 khẩu súng, phá hỏng 12 xe các loại, đập tan dã tâm bình định vùng đồng bằng Liên khu 3 của thực dân Pháp. Với thành tích “không lập tề, không làm tay sai cho giặc, không đi lính ngụy” và “đánh được giặc, giữ được làng, tăng gia sản xuất được”, làng kháng chiến Nguyên Xá đã trở thành điển hình tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng của toàn tỉnh, năm 1952 vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Nguyên Xá - làng kiểu mẫu”.

Em Nguyễn Đăng Huy, lớp 9A, Trường Tiểu học và THCS Vũ Quý (Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “em rất vinh dự và tự hào sinh ra và lớn lên trên quê hương Vũ Quý giàu truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến và đạt nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới. Đặc biệt, qua các tiết học lịch sử, ngoại khóa, chúng em còn được biết Vũ Quý là “địa chỉ đỏ” - nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình. Truyền thống vẻ vang đó là niềm tự hào, tạo động lực thúc đẩy chúng em ra sức học tập, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích của xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh”.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tạo bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững...

DNTH: Sáng 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của Giáo dục năm 2024

DNTH: Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành năm 2024.

Cơ hội ngắm hoa 4 mùa trên đồ gốm sứ phương Đông

DNTH: Ngày 25/12, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoa nở từ Đất – Hoa trong nghệ thuật gốm sứ phương Đông”.

Phát động cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội

DNTH: Sở GD&ĐT vừa phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam phát động cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 hoàn toàn miễn phí dành cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn Thủ...

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

DNTH: Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những...

Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa không có Vịnh Hạ Long

DNTH: Ngày 24/12, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa thông tin cho báo chí liên quan đến nội dung Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp...

XEM THÊM TIN