Chàng trai làm ống hút tre để bảo vệ môi trường

18:24 | 24/10/2019

DNTH: Hiểu rõ tác hại của ống hút nhựa, anh Lê Xuân Hà, thôn Thành Lợi, xã Tân Thành (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) đã sáng chế ra ống hút cùng nhiều vật dụng hữu ích khác từ tre.

Ống hút nhựa - kẻ thù của môi trường

Đón chúng tôi bằng ấm trà nóng trong tiết trời chớm đông, anh Lê Xuân Hà, 30 tuổi sống ở thôn Thành Lợi, xã Tân Thành mời chúng tôi ngồi xuống ghế tre, được đặt ngay ngắn chính giữa xưởng sản xuất rộng vỏn vẹn chừng 500 m². Chưa kịp “định hồn” sau chuyến di chuyển bằng xe máy suốt quãng đường dài hơn 60km, ánh mắt chúng tôi liếc vội khắp xưởng, đâu đâu cũng thấy tre, rải rác khắp xưởng là các gói ống hút tre được bọc gọn gàng, nằm ngay ngắn trong thùng carton, cạnh đó là những con người đang miệt mài, hăng say làm việc.

chang trai lam ong hut tre de bao ve moi truong

Nguyên liệu phải phơi khô và bảo quản ở nơi thông thoáng.

Bỗng chốc, sự quan sát của chúng tôi bị chững lại bởi tiếng kêu vui tai từ những chiếc ống hút tre va vào nhau khi anh Hà thả xuống bàn, uống vội ngụm trà nóng, anh Hà ân cần nói: Trước đây, tôi vốn là người hay lang thang quán xá, nên thường xuyên chứng kiến các chủ quán lạm dụng ống hút nhựa trong kinh doanh, buôn bán. Một lần ngồi uống nước cùng bạn tại quán cà phê, tình cờ quán đó lại có bụi tre, thế là tôi liền bẻ ngay một cành tre, sau đó cắt gọn hai đầu, dùng thay thế cho chiếc ống hút nhựa mà quán hay sử dụng. Từ đó, ý định sử dụng tre để làm ống hút được nhen nhóm trong tôi.

chang trai lam ong hut tre de bao ve moi truong

Anh Lê Xuân Hà loại bỏ những cây tre không đạt.

Lúc này, sự tò mò và chú ý của chúng tôi được đẩy lên bởi câu chuyện thú vị của anh, không để chúng tôi ngóng chuyện, anh Hà tiếp tục phân trần: Các loại ống hút nhựa trên thị trường chủ yếu được tái chế nhiều lần, nếu như sử dụng chúng thường xuyên vào đồ ăn, thức uống thì rất có hại cho sức khỏe. Theo tôi tìm hiểu, các loại ống hút nhựa có nhiều màu khác nhau và được tạo ra bởi các phẩm màu hóa học, không những sử dụng có nguy cơ gây ung thư mà khi thải ra môi trường, chúng phải mất thời gian dài mới phân hủy được. Hay nói cách khác, các sản phẩm được làm từ nhựa đang là kẻ thù đối với sức khỏe con người và môi trường. Nói như vậy, không phải là tôi tẩy chay hay khuyên mọi người ngừng sử dụng ống hút nhựa, cũng không phải đề cao sản phẩm của mình, chỉ đơn giản muốn mọi người hiểu và rèn luyện thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

chang trai lam ong hut tre de bao ve moi truong

Sau đó, tre được cắt khúc rồi đem luộc với muối để chống mối mọt.

Như để chúng tôi hiểu rõ hơn về sự an toàn của ống hút tre, anh Hà dẫn chúng tôi tham quan các công đoạn, anh Hà giới thiệu: Tre vốn là vật dụng quen thuộc với người dân Việt Nam lại dễ tìm kiếm, nên tôi không gặp khó khăn trong việc nhập nguyên liệu. Để tạo ra một chiếc ống hút tre đạt chuẩn thì phải trải qua 10 công đoạn, từ lựa chọn nguyên liệu đến phân chia chất lượng sản phẩm. Mỗi công đoạn đòi hỏi người làm phải cẩn thận, tỉ mỉ, trong đó công đoạn đánh bóng và luộc ống hút tre là quan trọng nhất, bởi nhẽ các cạnh của tre rất sắc nhọn, nên người làm cần phải gia công kỹ lưỡng, công đoạn luộc ống hút với muối giúp khử trùng và chống mối mọt, nói chung sản phẩm đảm bảo được tính an toàn.

Bảo vệ môi trường từ việc làm nhỏ

Không quản ngại vất vả, có lúc chùn bước, nhưng nghĩ đến công việc đang làm giúp ích cho đời, góp phần đẩy lùi vấn nạn rác thải nhựa, vì môi trường xanh-sạch-đẹp…anh Hà đã tự mình tìm đến từng quán cà phê, quán nước vỉa hè nhằm thuyết phục chủ quán sử dụng miễn phí ống hút tre. Kết quả, sau hơn 2 năm, nay sản phẩm của anh đã được nhiều người biết đến, số lượng đơn đặt hàng tăng dần theo thời gian, sản xuất không đủ để cung ứng ra thị trường.

chang trai lam ong hut tre de bao ve moi truong

Công đoạn đánh bóng ống hút tre đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ.

“Ban đầu mình làm thủ công, nên mỗi ngày chỉ sản xuất được 200 ống. Sau này, tôi quyết định đầu tư thiết bị, máy móc cộng với việc tích cực đi giới thiệu sản phẩm ở khắp nơi. Đến nay, mỗi tháng xưởng làm ra từ 50.000-100.000 ống, với giá thành giao động từ 1.000 đến 5.000 đồng/ống, doanh thu mỗi tháng tôi thu về 50 triệu đồng. Ống hút tre hay ở việc khi sử dụng xong, nếu được rửa sạch rồi phơi khô là tái sử dụng được. Nhờ vậy, sản phẩm ống hút tre của tôi được nhiều người biết đến và ưa chuộng, có những khách hàng đặt hàng một lúc tới 3.000 ống. Nhờ vào sản phẩm ống hút tre để tôi tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của bản thân từ điều nhỏ nhất”. Anh Hà tiếp tục câu chuyện với chúng tôi như vậy.

chang trai lam ong hut tre de bao ve moi truong

Anh Hà kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối trước khi đóng gói.

Với định hướng “vì một lai không rác thải nhựa”, bên cạnh sản phẩm ống hút tre, anh Hà còn sản xuất các loại vật dụng như: Thìa, vỏ bút bi, giỏ nhựa…để cung ứng ra thị trường. Nhờ tính năng thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe, phần thi về các sản phẩm làm bằng tre của anh Hà đã lọt vào vòng chung kết của cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo” do Trung ương Đoàn Thanh niên tổ chức.

chang trai lam ong hut tre de bao ve moi truong

Với phương châm “vì tương lai không rác thải nhựa”, anh Hà còn sử dụng tre để sản xuất thìa, vỏ bút bi…

Để kết thúc câu chuyện, chúng tôi hỏi anh, Chính phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường đang quan tâm, ủng hộ các sản phẩm tự nhiên, vậy anh có đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường quốc tế hay không?. Anh Hà hào hứng cho biết: Tôi rất vui khi Chính phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm tự nhiên, đây được xem là động lực để tôi đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản…hiện xưởng đã nhận được đơn đặt hàng từ Đức và đang gấp rút đóng hàng chuyển đi. Tuy nhiên, trong nước vẫn còn nhiều tỉnh, thành chưa biết đến sản phẩm, cho nên thời gian tới tôi sẽ đưa sản phẩm giới thiệu ở các hội chợ và triển lãm.

 

Theo Thu Thủy - Đức Duy/TNMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN