Chè Shan tuyết Na Hang có bảo hộ chỉ dẫn địa lý

17:50 | 14/05/2021

DNTH: Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00104 cho sản phẩm chè Shan tuyết “Na Hang”. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ 2 của tỉnh Tuyên Quang được bảo hộ sau chỉ dẫn địa lý cam sành “Hàm Yên”. UBND huyện Na Hang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

 Ảnh minh họa

Chè Shan tuyết Na Hang là một sản phẩm có từ lâu đời và nổi tiếng của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Cây chè mọc tự nhiên hoặc được bà con trồng quảng canh ở nơi có độ cao trung bình từ 800-1.000 m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, độ ẩm không khí trung bình năm 85%. Sản phẩm khi chế biến màu đen xanh hơi xám bạc; khi pha, nước chè có màu xanh sáng, vị chát dịu và rõ hậu ngọt khi uống.

Na Hang mang đặc trưng của một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng. Các xã trồng chè Shan tuyết nằm ở độ cao lớn, trong đó, xã Hồng Thái có điểm cao nhất trên 1.200 m, nhờ vậy, hàm lượng tanin và chất hòa tan trong chè Shan tuyết Na Hang cao.

Do ở độ cao lớn nên huyện Na Hang có khí hậu mát mẻ quanh năm, độ ẩm không khí trung bình năm 85%, biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn (từ 10-15 độ C). Sự chênh lệch này là một trong những điều kiện thuận lợi để cây chè Shan tuyết trao đổi chất, tích lũy dưỡng chất tạo ra hương vị riêng.

Đặc tính của chè Shan tuyết Na Hang không chỉ do tác động của độ cao địa hình, khí hậu mà còn do đặc điểm thổ nhưỡng và phương pháp sản xuất đặc thù ở địa phương.

Cụ thể, giống chè Shan tuyết đưa vào canh tác tại khu vực địa lý là những cây chè được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn từ cây đầu dòng. Đất trồng tại huyện Na Hang có hàm lượng các chất đa lượng và trung lượng thấp hơn so với đất trồng tại huyện Yên Sơn, cùng tỉnh Tuyên Quang.

Hàm lượng các chất đa lượng và trung lượng trong đất trồng chè thấp một phần do khí hậu mát mẻ quanh năm nên quá trình phong hóa của đất bị chậm lại và một phần do người dân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng phân hóa học. Chất đa và trung lượng trong đất thấp thì cây hấp thu ít và đây là một trong những nguyên nhân không làm tăng hàm lượng chất Tro trong chè Shan tuyết Na Hang (chất Tro càng thấp thì chè càng ngon).

Khu vực địa lý cho chè Shan tuyết bao gồm các xã: Sinh Long, Thượng Giáp, Thượng Nông, Hồng Thái, Khâu Tinh, Sơn Phú thuộc huyện Na Hang.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN