Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 0,34%

16:30 | 06/03/2025

DNTH: Cục Thống kê, Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, CPI tháng 2 tăng 0,34% là do giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung, giá ăn uống ngoài gia đình, giá nhà ở thuê và giá dịch vụ giao thông tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2025 tăng.

Theo đó, CPI tháng 2/2025 tăng 0,34% so với tháng trước; tăng 1,32% so với tháng 12/2024 và tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2024. Trong mức tăng 0,34%, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
 
Giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung đã đẩy CPI tăng trong tháng 2/2025
Chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 10,76% do thiếu hụt nguồn cung đã đẩy CPI tăng trong tháng 2/2025 tăng


Cụ thể, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: nhóm giao thông tăng cao nhất với 0,63% (làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,55% (tác động làm tăng CPI chung 0,1 điểm phần trăm); bên cạnh đó, giá bất động sản ở mức cao khiến nhiều chủ hộ tăng giá thuê để phù hợp với giá trị tài sản; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43% (tác động làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm); nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,31%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,17%...

Cục Thống kê chỉ ra các yếu tố làm tăng CPI trong 02 tháng đầu năm 2025; đó là: chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,76%, góp phần làm CPI chung tăng 1,26 điểm phần trăm, trong đó chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng 10,76% do thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp Lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,36 điểm phần trăm; chỉ số giá gạo tăng 1,65%, tác động làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm; chỉ số giá thịt gia cầm tươi sống tăng 0,99%.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,01% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá nhà thuê tăng, làm CPI chung tăng 0,94 điểm phần trăm; trong đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 5,39% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với từ ngày 11/10/2024, EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, góp phần làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao với 14,3%, làm CPI chung tăng 0,77 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,17%, góp phần làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm.

Bên cạnh các yếu tố tăng giá, Cục Thống kê chỉ ra các yếu tố làm giảm CPI trong 02 tháng đầu năm 2025; đó là: chỉ số nhóm giao thông giảm 1,56%, góp phần làm CPI chung giảm 0,15 điểm phần trăm, trong đó giá xăng, dầu giảm 7,63%; giá ô tô giảm 0,89%.

Chỉ số giá nhóm giáo dục giảm 0,78%, góp phần làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm, do trong năm học 2024-2025 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã miễn, giảm mức học phí.

Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,62%, góp phần làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm, do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được tung ra thị trường một thời gian.

Trong tháng 2, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 28/02/2025, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.898,22 USD/ounce, tăng 6,92% so với tháng 01/2025. Trong tháng 02/2025, các tuyên bố về chính sách thuế của Mỹ dẫn đến lo ngại về chiến tranh thương mại leo thang. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào vàng như một tài sản an toàn. Cùng với đó, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng để đa dạng hóa dự trữ và bảo vệ tài sản trước biến động tiền tệ.

Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng lấy may trong ngày Thần Tài sau Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 02/2025 tăng 4,72% so với tháng trước; tăng 32,57% so với cùng kỳ năm trước; tăng 5,8% so với tháng 12/2024; bình quân 02 tháng đầu năm 2025, chỉ số giá vàng tăng 30,84%.

Đối với chỉ số giá đô la Mỹ, tính đến ngày 28/02/2025, chỉ số giá đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 107,31 điểm, giảm 1,16% so với tháng trước do lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm và ảnh hưởng từ các chính thuế quan và căng thẳng thương mại từ Mỹ.

Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 25.548 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2025 giảm 0,06% so với tháng trước; tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,15% so với tháng 12/2024; bình quân 02 tháng đầu năm 2025, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 3,75%.

Cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 02/2025 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân hai tháng đầu năm 2025, lạm phát cơ bản tăng 2,97% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,27%) chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, giá dịch vụ y tế là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa gạo mấy ngày nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, các mặt hàng gạo tương đối bình ổn, lúa tươi có xu hướng tăng, gạo nguyên liệu xuất khẩu nhích nhẹ so với cuối tuần.

Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành “khách sộp” mới của mực, bạch tuộc Việt Nam

DNTH: 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba, vượt qua Trung Quốc và Hong Kong.

Người trồng lúa khấn khởi khi giá gạo xuất khẩu tăng trở lại

DNTH: Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi rõ rệt trong những ngày đầu tháng 5, đặc biệt ở phân khúc gạo 5% tấm. Diễn biến tích cực này đang thắp lên nhiều kỳ vọng cho cả doanh nghiệp...

Cà phê Việt cần khẳng định thương hiệu để bứt phá

DNTH: Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.

Lúa, gạo biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu gần như không biến đổi.

"Hoa mắt, chóng mặt" với... vàng

DNTH: Tuần qua, thị trường vàng lại chứng kiến giá vàng thế giới giảm, vàng trong nước tăng sốc. Các chuyên gia dự báo, thị trường còn biến động bởi tâm lý đầu cơ, lướt sóng.

XEM THÊM TIN